Cần bổ sung biên chế cho chuyên gia an toàn trường học

Thứ nhất, hầu hết trường học ở Việt Nam không có chuyên gia an toàn trường học. Các trường nên có chức danh chuyên viên an toàn trường học trong biên chế nhân sự của trường. Hiện nay, chuyên ngành này chưa được đào tạo ở trường sư phạm.

3803-ngo-doc-1669013726.jpg
Các học sinh trường Ischool bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu

"Tôi khẳng định các hiệu trưởng không phải nhân sự chuyên về an toàn, do vậy khi thực hiện công việc không có chuyên môn sâu và rất cần nhân sự chuyên trách để thực hiện việc giám sát an toàn hằng ngày cho một trường học thường có tới vài trăm hoặc lên tới hàng ngàn con người.

Phạm vi an toàn không chỉ là phòng ngừa tai nạn như té ngã, va chạm nói chung, mà còn là cháy nổ, thiên tai, điện, ngộ độc thực phẩm, sự cố gây thương tích, đuối nước… là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong".

Thứ hai, bữa ăn của trường học nói riêng và bữa ăn tập thể nói chung phải theo thứ tự an toàn thực phẩm - dinh dưỡng - ngon miệng. Bởi bữa ăn học đường là bữa ăn tập thể, để bảo vệ học sinh thì an toàn thực phẩm phải đặt lên vị trí ưu tiên cao nhất. Sau đó là bữa ăn vì dinh dưỡng phù hợp với các em, do các em đang ở lứa tuổi phát triển. Và sau cùng mới là ngon miệng.

Thứ ba, đó là bữa ăn chuyên nghiệp. "Theo tôi, bữa ăn của học sinh không nên là chỗ để kê giá giữa nhà trường với phụ huynh. Nhà trường có thể thu học phí cao hơn, nhưng nên minh bạch bữa ăn của học sinh với cha mẹ. Bữa ăn có giá 50.000 đồng thì phải đúng là 50.000 đồng, không được phép làm bữa ăn chỉ 20.000 đồng. Phải công khai để phụ huynh biết được bữa ăn con họ ăn có được thiết kế trên số tiền chính xác là bao nhiêu. Kê giá bữa ăn là việc làm thiếu đạo đức, thiếu quang minh chính đại của trường học.

Trường học cũng có thể thu phí quản lý kèm theo bữa ăn, nhưng phải minh bạch với phụ huynh về thành phần phí, ví dụ tiền ăn của các em là 50.000 đồng trả cho nhà cung cấp, phí quản lý là 20.000 đồng, tổng cộng là 70.000 đồng. Rõ ràng như vậy, thì phụ huynh ai có nhu cầu có thể đăng ký bữa ăn ở trường, không nên mập mờ thông tin khiến phụ huynh trả tiền bữa ăn 70.000 đồng và cứ nghĩ rằng con họ đang ăn bữa ăn có giá trị dinh dưỡng 70.000 đồng".

Thứ tư, trường học nào cũng có rủi ro tai nạn, dù nó là trường tư, trường công, trường bán công, trường quốc tế, trường chuyên… Đơn giản là vì trường học là môi trường tập thể nơi có sự tương tác của hàng ngàn con người.

Do vậy, để giảm thiểu và phòng tránh rủi ro, người ta chỉ có thể dựa vào chính sách tốt, quy trình tốt và con người mẫn cán. Một trường học an toàn phải nghĩ về an toàn từ trước, phải có chính sách về an toàn trường học, phải tuyển dụng và đào tạo nhân sự chuyên trách thường xuyên kiểm tra về an toàn và phải xây dựng văn hóa an toàn trong trường học.

Và cuối cùng, "theo tôi, bữa ăn bán trú của học sinh ở trường phải đáp ứng tiêu chí sạch và an toàn về hóa chất".

Tạm thời đình chỉ hoạt động bếp ăn Trường Ischool Nha Trang để điều tra

Thông tin ban đầu, vào ngày 17/11, Trường iSchool Nha Trang (Khánh Hòa) tổ chức bữa ăn trưa cho 880 học sinh (lứa tuổi từ 7 đến 16 tuổi) gồm các món ăn: cơm gà xốt trứng, gỏi gà (gà xé, cà rốt, bắp sú, rau răm), cánh gà chiên, canh (xương, cà rốt, cải thảo), dưa leo. Bữa ăn xế lúc 13h30 (bánh ngọt Paparoti); uống nước tại hệ thống lọc nước của trường.

Khoảng 17h cùng ngày, một số em xuất hiện các triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy nhiều lần, đến khoảng 22h xuất hiện thêm triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn và các em được người nhà đưa đi nhập viện tại các Bệnh viện trong thành phố.

Chiều 20/11, Trường iSchool Nha Trang tổ chức buổi họp phụ huynh sau khi ghi nhận 1 trường hợp tử vong trong số hơn 400 học sinh trường này đã, đang phải điều trị tại các bệnh viện, nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Sau sự việc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu Sở Y tế Khánh Hòa tạm thời đình chỉ hoạt động bếp ăn Trường Ischool Nha Trang. Bếp ăn chỉ được mở lại khi cơ quan chức năng có kết quả điều tra, xác định nguyên nhân và được hoạt động lại khi đã đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cục cũng yêu cầu tỉnh truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật khi phát hiện vi phạm.

Nhận biết sớm dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Ngộ độc thực phẩm có thể do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có trong thực phẩm bị ô nhiễm.

Một số thực phẩm có nhiều khả năng gây ngộ độc như thịt sống, gỏi cá... Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào không được xử lý đúng cách đều có thể bị ô nhiễm và gây ra ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm khá dễ nhận biết qua các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc có máu, đau bụng và chuột rút, sốt hoặc ớn lạnh.

Ngộ độc thực phẩm xảy ra nhanh, dữ dội thường trong vòng vài giờ sau khi ăn.

Các biện pháp tự nhiên hỗ trợ người bệnh khi bị ngộ độc thực phẩm:

1 Giấm táo

BS. Lauren Jefferis, chuyên khoa Nội và Nhi tại Mỹ cho biết, một nghiên cứu năm 2018 tại Mỹ phát hiện ra giấm táo có đặc tính kháng khuẩn chống lại những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như E. coli, S. aureus và Candida albicans...

Cách dùng:

Đối với người lớn: Dùng 1-2 muỗng cà phê giấm táo pha trong nước lọc hoặc nước trái cây dành cho người lớn.

Đối với trẻ em: Dùng bằng 1/2 liều người lớn.

Chú ý: Giấm táo an toàn cho hầu hết mọi người nhưng việc sử dụng lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ kali, insulin hoặc mất men răng. Do đó, không nên lạm dụng.

Giấm táo được chứng minh có tính kháng khuẩn hỗ trợ người bệnh ngộ độc thực phẩm nhanh hồi phục.

2 Than hoạt tính

Than hoạt tính nên được uống càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để có hiệu quả tốt nhất.

Liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ.

3 Trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc được sử dụng sau khi các biểu hiện của ngộ độc đã dịu bớt nhằm làm giảm cơn đau dạ dày (đau bụng) do ngộ độc thực phẩm và giúp cơ thể bù nước sau khi nôn.

Các loại trà thường được sử dụng là trà gừng, bạc hà, hoa cúc.

4. Phục hồi sau ngộ độc thực phẩm

Khi tình trạng buồn nôn, nôn, tiêu chảy bắt đầu giảm bớt, bạn vẫn cần thận trọng với những gì bạn ăn. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận của Mỹ, thực phẩm dành cho người bị ngộ độc cần đảm bảo:

-Dễ ăn và uống: Sau khi những triệu chứng của ngộ độc giảm bớt, người bị ngộ độc có thể có cảm giác khát. Do đó, nên bắt đầu với một vài ngụm nước ấm hoặc trà, sau đó uống thêm một chút nữa nếu bạn vẫn cảm thấy ổn.

-Bù nước, điện giải: Để bù nước, uống nước hoặc đồ uống có chất điện giải như nước dừa hoặc đồ uống có chất điện giải để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do nôn hoặc tiêu chảy.

-Một số thực phầm cần tránh: Tránh xa các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại đồ ăn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán hoặc bất cứ thứ gì khác có thể gây rối loạn tiêu hóa.../.

Theo PV - tamnhin.trithuccuocsong.vn