Trước đây, cuộc sống củangười dânxã Quang Thọ vốn chỉ gắn với những cây hoa màu nên nghèo đói cứ đeo đẳng mãi.Tuy nhiên, nhờ những chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, người dân ở đây ở biết năm bắt cơ hội, phát triển các mô hình kinh tế và đang từng ngày “thay da đổi thịt”.

Chỉ vào đồi cam gần 4 ha,ông Đoàn Quốc Hoài (xóm 1)cho biết, từ đầunăm 2005, nhờ các chính sách từ chính quyền địa phương, hộ gia đình ông đã biến sườn đồihoang thành vườn cam trĩu quả.Mỗi năm, vườncam của gia đìnhcung cấp ra thị trường khoảng 30 tấn quả, trừ hết chi phí, thu về hơn 500 triệu đồng.Năm 2019, cam của gia đình được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

a-1681273350.jpg
Cam chuẩn bị đến mùa thu hoạch, người dân thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Nhiềuhộ dân khác trên địa bàn xã cũng đã mạnh dạn đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất để nâng cao thu nhập, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.Nhờ tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu của người dân, trên địa bàn xã Quang Thọ hiện có 160 mô hình kinh tế cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Trong đó, tiêu biểu là các mô hình của hộ ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1), mô hình trồng cam của anh Đoàn Quốc Bảo (thôn 1), mô hình chăn nuôi và trồng cây ăn quả của anh Phan Văn Trường (thôn 1), mô hình nuôi lợn của chị Ngô ThịThanh (thôn 3), mô hình nuôi dúi của anh Lê Anh Tuấn(thôn 1)… Những mô hình kinh tế này đềcho thu nhập mỗi nămhàng trămtriệu đồng.

nn-1681273392.PNG
Người dân nuôi ong lấy mật đạt hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch UBND xã Quang Thọcho biết: "Thời gian qua, địa phương luôn đồng hành cùng người dân trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Từviệctập huấn kỹ thuật, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ bà con vay vốn cho đến kết nối thị trường tiêucho bà conxã luôn quan tâm triển khai. Qua đó, đã tiếp thêm động lực cho bà con mạnh dạn đưa các bộ giống, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Chính nhờ những nỗ lực đó, năm 2022, địa phương đã hoàn thành xã NTM nâng cao.

Theo Phan Quý - kinhtemoitruong.vn