op-1723975633.PNG

Nguyên liệu chính là rau. Rau gì cũng được, phần lớn là rau rừng và không thể thiếu lá lốt. Chính mùi thơm hăng hắc của lá lốt cũng góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho "lam nhoọc". Loại nguyên liệu phụ là gạo tẻ giã dập. Cách nấu canh có bỏ thêm gạo thêm tấm vào thì nhiều dân tộc đã thực hiện như dân tộc Mường, Khơ Mú, Kháng, Mảng, La Ha... nhưng cho vào loại canh nào thì mỗi dân tộc có mỗi điểm khác nhau. Người Mường thích cho tẩm vào canh cá, người Khơ mú thích cho gạo vào canh thịt gà mà phải nấu với thật nhiều ớt. Người Thái thì lại thích cho gạo giã dập vào canh lam nhoọc...

Nguyên liệu chính của món "lam nhoọc" ngoài rau và gạo ra là thịt. Nhưng người Thái ít khi nấu thịt gà thịt lợn trong “lam nhoọc", các loại thịt này chỉ khi nào bí quá mới dùng.

Ngày xưa núi rừng nhiều muôn thú dễ săn bắt, trên gác bếp của các gia đình Thái lúc nào cũng có các loại thịt hun khói, một kiểu dự trữ thực phẩm rất Thái, rất núi rừng.

Thịt hun khói trên gác bếp của người Thái chủ yếu là thịt thú rừng như hươu, nai, chim, chuột, sóc. Nấu canh “lam nhoọc", đồng bào xé nhỏ thịt thủ, hun khói khô cho vào nấu lẫn với lá lốt, tía tô, với gạo giã dập.

Canh nấu xong hơi đặc và phải đặc như thế mới là ngon. Vào mùa nắng nóng, người mệt mỗi, ăn canh "lam nhoọc” thấy dễ chịu, ngon miệng, đỡ mệt.

Người Thái chuyên ăn thứ canh này với xôi và không ăn với cơm tẻ vì gạo nếp mới là thực phẩm chính hàng ngày của người Thái cũng như nhiều dân tộc miền núi khác.

Xôi nấu trong một loại chõ bằng gỗ mà họ gọi là "ninh". Khi chín dở ra rá ăn cả ngày. Mỗi lần bốc một nắm nhỏ rồi nắm thành miếng vừa miệng, mỗi miếng xôi húp một thìa “lam nhoọc". Hầu như bữa ăn chỉ có thể không có món xào, món kho như ở miền xuôi và cũng chẳng cần mâm bát cồng kềnh.

Hình như "lam nhoọc" đã có đủ chất dinh dưỡng như: chất bột, chất rau, chất thịt nên chẳng cần ăn thêm món khác bởi nếu pha tạp “lam nhoọc" sẽ không còn thi vị.

Cái chủ yếu là "lam nhoọc" phải có mùi khói của thịt khô, mùi hắc của lá lốt, có như thế mới là khẩu vị Thái. Ăn “lam nhoọc" mà bắt gặp cái hương vị "khen khét" của mùi khói trên gác bếp nhà sàn người Thái mới thực sự cảm thấy hương vị và mới yêu nhớ bản quê.

Thật là một thứ hương vị đầy sức hấp dẫn chúa đựng cả một truyền thống tâm lý và văn hoá. Chế biển món canh "lam nhoọc" vừa đơn giản vừa không tốn kém, mà hương vị của nó bay xa cùng ý nghĩa không phải tầm thường.