ab3013f6b1ee08b051ff-1728527358.jpg
Bến cát Nam Hà được chụp từ trên cầu xuống.

- Giả dụ nếu chưa được cấp phép mà lâu ni vẫn hoạt động thì có đúng không bà con? Lúc đó trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng được giao trọng trách giám sát, quản lý, xử lý sẽ ra sao nhỉ?

- Theo quan sát thì bãi tập kết khai thác cát nằm rất gần một cây cầu trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Điều này sẽ rất nguy hiểm? Đừng để khi xảy ra hậu quả rồi mới "sáng mắt" nhé?

- Nghe đâu nếu muốn được cấp phép bến trên thì trải qua rất nhiều quy trình và hình như phải đấu giá nhỉ? Mà đối với một đơn vị mà bị người dân "tố" nhiều lần cũng như dư luận "dậy sóng" thì sự thận trọng khi cơ quan chức năng cấp phép là rất quan trọng? Không thể làm ẩu được mô bà con?

- Trước đó mạng xã hội đã ồn ào: Theo phản ánh của người dân thì thời dân gần đây bãi cát trên của của Công ty TNHH Nam Hà hoạt động đã gây ra những hệ luỵ. Hàng ngày có từng đoàn xe tải “khổng lồ” chở cát “dày xéo” trên nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của xã Nghĩa Hành và đường DT 534D đoạn từ xã Nghĩa Hành đi xã Phú Sơn. Hậu quả đã khiến mặt đường vỡ nát, chi chít "ổ trâu, ổ voi”; có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

anh-3-1728527437.jpeg

Thực tế tại tuyến đường DT 534D đoạn từ xã Nghĩa Hành chạy đến xã Phú Sơn của huyện Tân Kỳ thì thấy: đoạn đường đang bị "băm nát". Chỗ nhẹ thì ổ trâu, ổ gà chi chít, chỗ nặng "ổ voi” to tướng chềnh ềnh trên mặt đường.

- Cũng theo phản ánh thì, người dân ở xóm Tân Hòa, xã Nghĩa Hành đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương về tình trạng xe quá khổ, quá tải lộng hành, ô nhiễm môi trường do xe chở cát nhưng cho đến nay, tình trạng vẫn chưa thấy được cải thiện.

Theo quan sát của chúng tôi đoàn xe tải vận chuyển cát, ghi nhận trong quá trình vận chuyển, đa số các xe đều có dấu hiệu quá khổ quá tải, không được che chắn kỹ càng, cát rơi vãi dọc theo tuyến đường.

- Tuyến đường DT 534D chỉ rộng khoảng 4 mét nhưng các xe với trọng tải hàng chục tấn chạy bấp chất. Mỗi khi đoàn xe này chạy qua là lấn hết đường, tuyến đường huyết mạch bỗng dưng biến thành đường một chiều, người dân nơm nớp sợ khi ra đường.

Điều đáng nói là cuộc sống người dân bị đảo lộn thậm chí là bị “tra tấn” do hoạt động vận tải đã diễn ra thời gian dài. Nếu đặt lên bàn cân về việc lợi ích kinh tế mà mỏ cát này đem lại cho xã Nghĩa Hành với những con đường hàng trăm tỷ đang ngày đêm bị cày nát thì bên nào nặng hơn?