Theo Xiaomi, đèn khử trùng Xiaoda đảm bảo loại bỏ 99,9 phần trăm virus và vi khuẩn có thể gây hại với người dùng.
Mới đây, Xiaomi vừa ra mắt đèn khử trùng Xiaoda dùng tia cực tím và hệ thống ống Ozone kép để diệt virus nCoV trong không khí.
Được biết, đèn khử trùng Xiaoda này đang được gọi vốn trên hệ thống Youpin của Xiaomi với giá 79 tệ (khoảng 270.000 đồng) và sẽ bán chính thức với giá 149 tệ (khoảng 520.000 đồng) vào cuối tháng 2 tới. Chiếc đèn khử trùng này có dung lượng pin 700 mAh và sử dụng cổng sạc microUSB.
Theo tờ Topesdegama, đèn khử trùng Xiaoda sử dụng hai cơ chế để khử khuẩn là tia cực tím và hệ thống ống kép phát tán ozone. Trong đó, Ozone là một hợp chất có khả năng oxy hóa mạnh giúp diệt vi khuẩn.
Sản phẩm này đảm bảo loại bỏ 99,9 phần trăm virus và vi khuẩn có thể gây hại với người dùng. Bóng đèn huỳnh quang diệt khuẩn (UVC) dạng ống này có đặc tính diệt khuẩn. Khi đèn được làm nóng, nó tạo ra ánh sáng cực tím có bức xạ sóng ngắn phá hủy các acid nucleic của vi khuẩn, virus,…
Theo Xiaomi, đèn khử trùng Xiaoda đảm bảo loại bỏ 99,9 phần trăm virus và vi khuẩn có thể gây hại với người dùng.
Cơ chế của đèn khử trùng này của Xiaomi cực kỳ đơn giản. Khi người dùng nhấn nút khởi động trong ba giây, máy sẽ kích hoạt đèn LED màu xanh để báo hiệu cho người dùng biết nó bắt đầu hoạt động.
Sau đó, đèn sẽ bắt đầu thực hiện công việc khử trùng trong ba mươi phút. Sau đó, đèn sẽ tắt hai giây rưỡi và kích hoạt lại trong ba mươi phút nữa. Trong tổng cộng ba lần, thiết bị này sẽ làm sạch bất kỳ nơi nào chỉ trong một giờ rưỡi đồng hồ. Đây là khoảng thời gian để người dùng rời khỏi nơi đặt đèn khử trùng nhằm tránh tác hại của tia UV gây ra.
Tuy nhiên, đèn khử trùng Xiaoda sẽ hoạt động hiệu quả ở môi trường hẹp. Người dùng có thể đặt ở nhiều vị trí trong phòng, tủ lạnh, nhà vệ sinh…
Ý tưởng của công ty rất rõ ràng: đưa ra một giải pháp có thể ngăn chặn virus corona nguy hiểm đang bùng phát mạnh ở châu Á, và đang tiếp tục lây lan tại nhiều nơi trên thế giới.
Theo tờ Aboluowang, giống như nhiều virus cúm khác, virus nCoV cũng rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và đặc biệt là tia cực tím. Với nhiệt độ môi trường càng cao, độ ẩm càng thấp, virus càng dễ bị tiêu diệt.
Giống như nhiều virus cúm khác, virus nCoV cũng rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và đặc biệt là tia cực tím.