a-1655377829.jpg
Vàng được giới thiệu tại một cửa hàng kim hoàn của Chopard gần Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.827,60 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ đã tăng 0,6% xuống 1.830,60 USD/ounce.

Michael McCarthy, Giám đốc chiến lược tại công ty môi giới tài chính Tiger Brokers (Australia), cho biết nhu cầu tài sản an toàn trong thời kỳ bất ổn với sức ép từ lãi suất tăng đang giúp giá vàng được cân bằng.

Lãi suất ngắn hạn và lợi suất trái phiếu của Mỹ cao hơn làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.

Ngày 15/6, Fed đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994, để ngăn chặn sự gia tăng của lạm phát.

Ông McCarthy cho biết thêm vàng đã giao dịch trong biên độ hẹp trong nhiều tuần qua dù cho có nhiều thông tin quan trọng, điều này gây khó khăn cho các nhà giao dịch để tìm ra yếu tố nào sẽ đưa giá vàng “bứt phá” khỏi phạm vi này. Ngoài ra, xu hướng tăng giá của đồng USD cho thấy một triển vọng thận trọng đối với vàng.

Chứng khoán châu Á lao dốc và đồng USD đã lấy lại vị thế, với chỉ số đồng USD giao dịch ở mức 105,30, sau khi đạt mức cao kể từ năm 2002 là 105,79 vào 15/6.

Thông báo của Fed đã khiến lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ có thời hạn thấp hơn và đẩy đồng USD khỏi mức cao nhất của hai thập niên, khiến giá vàng định giá đồng bạc xanh cao hơn 1,9% trong phiên trước đó.

Brian Lan, giám đốc điều hành tại đại lý GoldSilver Central, cho biết các nhà đầu tư chủ chốt thừa nhận rằng triển vọng kinh tế vẫn còn nhiều thách thức và họ vẫn thích giữ vàng thỏi như một tài sản trú ẩn an toàn.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,6% xuống 21,52 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1% xuống 930,22 USD/ounce, còn giá palladium giảm 1% xuống 1.841,61 USD/ounce.

Cuối ngày 16/6 Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 67,8 - 68,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).