1-1658283070.jpg
Vào ngày 18/7, các nhà thiên văn thông báo về việc phát hiện một hố đen "im lìm" ở vùng Tarantula Nebula thuộc thiên hà Large Magellanic Cloud (LMC - Đám mây Magellan Lớn).
2-1658283078.jpg
Theo các chuyên gia, Đám mây Magellan Lớn có kích thước gấp 9 lần so với Mặt Trời và cách Trái Đất khoảng 160.000 năm ánh sáng.
3-1658283084.jpg
Các nhà thiên văn cho hay hố đen "im lìm" mới phát hiện có những đặc điểm đặc biệt. Đó là hố đen này không phát ra những tia phóng xạ X khi "nuốt" những vật thể xung quanh bằng lực hấp dẫn cực mạn
4-1658283092.png
Thêm nữa, hố đen trên được cho là không phải được hình thành từ vụ nổ của một ngôi sao chết.
5-1658283101.jpg
Khi quan sát hố đen thuộc loại "im lìm" (dormant black hole) này, các nhà thiên văn nhận thấy một ngôi sao xanh, nóng và phát sán và có khối lượng gấp 25 lần Mặt Trời đang quay quanh nó.
6-1658283111.jpg
Các nhà khoa học cho rằng, hố đen "im lìm" mới phát hiện sẽ sớm "nuốt chửng" ngôi sao xanh đó.
7-1658283120.jpg
Hố đen "im lìm" thường rất khó phát hiện vì chúng ít khi tương tác với môi trường xung quanh.
8-1658283128.jpg
Các chuyên gia cho biết đây là hố đen "im lìm" đầu tiên được phát hiện bên ngoài dải Ngân Hà.
9-1658283135.jpg
Phát hiện trên là kết quả trong suốt 6 năm quan sát qua Kính viễn vọng rất lớn (VLT) của Đài quan sát miền nam châu Âu (ESO).
10-1658283143.jpg
Các chuyên gia hy vọng phát hiện mới này sẽ mở đường cho những khám phá mới về các hố đen quay quanh ngôi sao lớn./.