Theo bà Skov, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự báo cơn bão Mặt trời này sẽ “đổ bộ” lên Trái đất vào sáng ngày 19/7, kèm theo đó là hiện tượng cực quang ở một số khu vực.

Chuyên gia này cho biết một cơn bão mặt trời, được ví như "cú đánh trực diện" sẽ tấn công Trái Đất. "Cơn bão lớn với hình dạng tựa như con rắn uốn éo, vừa phóng ra khỏi Mặt Trời và sẽ tiến thẳng về phía Trái Đất. Từ trường của cơn bão Mặt trời hướng về Trái đất sẽ rất khó dự đoán".

a-1658220622.png
TS.Tamitha Skov đăng tải trên MXH về hiện tượng bão mặt trời

Bão mặt trời có thể gây mất điện đáng kể đối với hệ thống định vị toàn cầu GPS và có thể làm gián đoạn hành trình của các máy bay, tàu nhỏ. Cụ thể hơn, trong thời kỳ thông tin internet như hiện nay, bão Mặt trời có thể gây ra thảm họa với hệ thống định vị thông tin liên lạc, thẻ tin dụng, vệ tinh, điện,...

Gần đây nhất, vào ngày 17/4, Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian đã phát hiện một vụ nổ Mặt Trời kéo dài gần 30 phút. Chưa đầy 10 ngày sau, một vụ nổ mới được ghi nhận dẫn đến hậu quả hệ thống liên lạc vô tuyến ở Úc và một số quốc gia châu Á bị ngắt tạm thời. NASA lúc bấy giờ cũng khẳng định đây là cơn bão lớn nhất trong vòng 150 năm, có thể "ném nền văn minh trở lại thế kỷ 18".

Bão mặt trời là một sự xáo trộn trên mặt trời, có thể phát ra ngoài qua nhật quyển, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ mặt trời, bao gồm trái đất và từ quyền của nó và là nguyên nhân gây ra thời tiết không gian trong thời gian ngắn hạn với các mô hình dài hạn bao gồm khí hậu không gian. Cụ thể là cho tới nay, chúng ta vẫn chưa biết được thứ gì đã gây ra sự xáo trộn này, cũng như những hệ lụy mà nó đem lại nghiêm trọng đến đâu.

Hoạt động của mặt trời trong năm nay dữ dội hơn nhiều so với dự đoán của các cơ quan dự báo thời tiết thiên văn. Những luồng năng lượng lớn phát đi từ mặt trời vẫn được gọi là 'bão mặt trời', đang gây những tác động đến hoạt động của chúng ta. Rất may là con người hầu hết vẫn được từ trường và bầu khí quyển của Trái Đất bảo vệ trước tác động trực tiếp của bão mặt trời./.