Nóng: Đào được hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh trên sao Hoả?
Mới đây, tàu Perseverance của sao Hoả đã thu thập được 2 mẫu vật có khả năng được hình thành hàng tỉ năm trước, chứa đựng một loại phân tử hữu cơ đặc biệt.
2 mẫu vật vật đầy thú vị được Perseverance thu thập và phân tích sơ bộ nằm tại Jezero, một miệng hố khổng lồ được cho là chứa đựng cả một đồng bằng châu thổ cổ đại trên sao Hoả.
Phân tích sơ bộ cho thấy phân tử hữu cơ sao Hoả này tương quan về mặt không gian với các phân tử của khoáng chất sunfat, là thứ mà các nhà cổ sinh vật học vẫn tìm thấy trong các lớp đá trầm tích Trái Đất và coi như báu vật.
Dạng phân tử này có thể chứa đựng thông tin quan trọng được bảo tồn hàng tỉ năm về môi trường nước mà chúng đã hình thành, chưa kể chính là thứ bảo tồn các bằng chứng vi mô về sinh vật sống cổ đại trên Trái Đất.
Cho dù "phòng thí nghiệm" mini tên SHERLOC gắn trên các robot của NASA không thể cung cấp chi tiết về mẫu vật như các phòng thí nghiệm trên Trái Đất nhưng đủ để xác minh được 2 mẫu từ tảng đá "Wildcat Ridfe".
Chúng có khả năng được hình thành hàng tỉ năm trước khi bùn và cát mịn lắng trong một hồ nước mặn bốc hơi - chứa đựng một loại phân tử hữu cơ đặc biệt.
Các phân tử hữu cơ được quan tâm trên sao Hoả vì chúng đại diện cho các khối cấu tạo của sự sống, chẳng hạn như carbon, hydro và oxy, cũng như nitơ, phốt pho và lưu huỳnh. Không phải tất cả các phân tử hữu cơ đều cần sự sống để hình thành, vì một số có thể được tạo ra thông qua các quá trình hóa học.
Cũng như tàu Perseverance, tàu Curiosity trước đây đã từng tìm thấy chất hữu cơ trên sao Hoả. Nhưng lần này, sự phát hiện xảy ra ở một khu vực có thể đã từng tồn tại sự sống.
Theo tiến sĩ Ken Farley, nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) và là thành viên dự án Perseverance, để xác định được các mẫu robot NASA vừa thu thập có chứa bằng chứng xác thực được mong đợi từ lâu về sinh vật ngoài hành tinh hay không, sẽ cần phải đợi mẫu này được đem về Trái Đất và phân tích bằng các kỹ thuật chuyên sâu.
Vị trí của khu vực châu thổ tạo nên miệng núi lửa Jezero, kéo dài 45 km, được các nhà khoa học NASA đặc biệt quan tâm.
Đặc điểm địa chất hình quạt, từng là nơi sông hồ hội tụ, lưu giữ các lớp lịch sử của sao Hoả trong đá trầm tích. Chúng được hình thành khi các vật chất hợp nhất với nhau trong môi trường trước đây chứa đầy nước.
Farley cho biết, các mẫu mới được thu thập cho thấy sự đa dạng phong phú về dấu tích sự sống nhiều đến nỗi nhóm Perseverance đang tiến hành lưu trữ lại một số ống mẫu vật tại một địa điểm được chỉ định trên sao Hoả.
Vào năm 2014, Curioisity - con robot cũ hơn, đã hết thời hạn nhiệm vụ từ lâu nhưng vẫn hoạt động tốt - đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về "khối xây dựng sự sống" trên hành tinh đỏ nhờ mẫu bột đá từ miệng hố va chạm Gale./.