Do mang múi giờ GMT+7, người Việt Nam sẽ chứng kiến sự kiện lúc 3h41 phút sáng ngày 15/9 và do vị trí địa lý nên sẽ không có góc nhìn đẹp nhất. Sự kiện sẽ kết thúc vào lúc 0h11 phút ngày 15/9 theo giờ GMT (7h11 phút sáng 15/9 theo giờ Việt Nam).

Live Science thông tin, "Sự huyền bí Mặt Trăng" lần này chỉ khoảnh khắc hiếm gặp trong đó Trái Đất, Mặt Trăng, Sao Thiên Vương thẳng hàng, khiến vệ tinh của Trái Đất "nuốt gọn" gã khổng lồ khí đầy mê hoặc này.

Để có thể chứng kiến sự "nuốt gọn", bạn sẽ cần một chiếc ống nhóm hay kính thiên văn vì Sao Thiên Vương quá xa, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Góc nhìn từ châu Âu, Bắc Phi, Tây Á sẽ đem đến một sự kiện hoàn hảo nhất.

Tuy nhiên với độ lớn và sáng hiện tại của Mặt Trăng, một vùng rộng lớn hơn cũng có thể chứng kiến Sao Thiên Vương bị lấp bởi vùng sáng Mặt Trăng.

Một điều nữa, bạn không cần phải lo lắng nếu không có dụng cụ quan sát hoặc vị trí không thuận lợi. Mọi người trên thế giới đều có thể quan sát khoảnh khắc ảo diệu này nhờ Dự án Kính viễn vọng ảo...

"Sự huyền bí" trong thiên văn được dùng để ám chỉ về sự kiện mà một vật thể bao phủ bóng tối của nó lên một vật thể khác. Nhật thực cũng là một ví dụ của "sự huyền bí Mặt Trăng".

Cách đây không lâu, các nhà Khoa học cũng đưa ra kết luận: Có thể sao Mộc chính là "kẻ nuốt chửng" các hành tinh khác.

Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bên trong Sao Mộc chứa đầy tàn tích của các hành tinh con từng bị hành tinh khí khổng lồ nuốt chửng trong quá trình hình thành và phát triển. Chính điều này đã tạo nên kích thước khổng lồ của Sao Mộc ngày nay.

sao-moc-1663146749.jpg
Sao Mộc có thể là "kẻ nuốt chửng" các hành tinh khác để gia tăng kích thước cho bản thân.

Phát hiện này đến từ một phân tích hóa học bên dưới bầu khí quyển nhiều mây của hành tinh. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã có thể nhìn xuyên qua lớp mây che phủ của Sao Mộc bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập bởi tàu thăm dò không gian Juno của NASA.

Dữ liệu này cho phép nhóm nghiên cứu lập bản đồ địa chất ở phần lõi của hành tinh khổng lồ. Đáng chú ý, họ tìm thấy một lượng lớn các nguyên tố nặng xuất hiện đầy bất ngờ. Điều này cho thấy Sao Mộc dường như đã nuốt chửng các hành tinh con, hay các hành tinh vật thể nhằm thúc đẩy sự phát triển để trở nên ngày càng lớn của nó.

Sao Mộc chủ yếu chứa vật chất ở trạng thái khí và lỏng. Đây là hành tinh khí khổng lồ lớn nhất trong Hệ Mặt trời với đường kính 142.984 km tại xích đạo. Khối lượng riêng trung bình của hành tinh bằng 1,326 g/cm³, lớn nhất trong số 4 hành tinh khí khổng lồ của Hệ Mặt trời.

"Sao Mộc là hành tinh có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành của Hệ Mặt trời. Lực hấp dẫn của nó đã giúp định hình kích thước và quỹ đạo của các nước láng giềng trong vũ trụ, và do đó, việc xác định nó ra đời như thế nào có những tác động quan trọng đối với các hành tinh khác", Yamila Miguel cho biết.

Những phát hiện về Sao Mộc cũng có thể sẽ hé lộ những kiến thức về nguồn gốc, sự hình thành của 3 hành tinh khí khổng lồ khác trong Hệ Mặt trời, gồm Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương./.