Những câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp dùng để chào, hỏi thăm
Lời chào cao hơn mâm cỗ, người Hà Tĩnh rất coi trọng chuyện chào, hỏi thăm khi gặp mặt. Chính vì thế, nếu bạn đọc về làm dâu làm rể miền quê này nhớ học những câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp sau nha.
1. Nhà con ở lộ mô?
Dịch: Nhà con ở chỗ nào? (ý hỏi quê ở tỉnh nào, huyện nào)
2. Cha mẹ con mần chi?
Dịch: Cha mẹ con làm nghề gì?
3. Con sinh năm mấy hè?
Dịch: Con sinh nằm nào thế? (Câu hỏi thường gặp khi về ra mắt nha, ý câu hỏi này để phụ huynh biết tuổi tác)
4. Con dừ mần nghề chi?
Dịch: Con đang làm nghề gì?
Lưu ý với bạn đọc, tùy theo vùng mà câu hỏi này có thể thành "con năng mần nghề chi". Từ "năng" và "dừ" lúc này đồng nghĩa nha.
5. Nhà con có mấy enh chị em?
Dịch: Nhà con có bao nhiêu anh chị em?
6. Con quen con bác khi mô rứa?
Dịch: Con quen con bác lúc nào thế?
7. Cả nhà con năng khỏe cả chơ hẹ?
Dịch: Cả gia đình con đang khỏe cả chứ? (Câu hỏi này đi vào chi tiết, xem gia đình ai còn ai mất, thể hiện sự quan tâm).
Lưu ý với bạn đọc, tùy theo vùng mà từ đệm cuối "hẹ" có thể thành "hè", "hầy" nhưng nghĩa không đổi nha.
8. Vô nhà nhởi con!
Dịch: Vào nhà chơi đi con.
Câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp này thường thấy khi lần đầu tiên bạn đến nhà người Hà Tĩnh. Ví dụ, bạn lần đầu ra mắt, thì phụ huynh sẽ mời "vô nhà nhởi" - vào nhà chơi. Đây là cách nói dân dã, giản dị nhưng rất hiếu khách nha.
Top 10 câu tiếng Hà Tĩnh dùng giao tiếp khi mời ăn, uống
"Khách đến nhà không gà thì vịt", với người Hà Tĩnh thì còn hơn cả thế! Bởi người dân nơi đây rất hiếu khách, nhiệt tình và khi bạn đến ra mắt chắc chắn được mời ăn uống. Dưới đây là 10 câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp trong ăn uống mà bạn đọc nên biết nha!
1. Vô mần méng nác chè đạ!
Dịch: Vào uống miếng nước chè đã!
Xin nói thêm với bạn đọc, người Hà Tĩnh thường mời khách uống nước chè xanh - một thức uống quen thuộc, trở thành "đặc sản", chính vì thế bạn hãy thử nha.
2. Ở lại mấy ngay ăn bựa cơm đạ nà!
Dịch: Ở lại mấy ngày ăn bữa cơm đã nhé!
Đây là một câu "nài nỉ" thể hiện sự hiếu khách của người Hà Tĩnh. Thông thường, người ngoài về thường ngại chuyện cơm nước, nên người Hà Tĩnh thường chủ động mời ăn cơm - một nghĩa cử rất thân thiện nha.
3. Cơm nỏ có chi ăn cả nạ!
Dịch: Cơm không có gì ăn cả! (Ý nói mâm cơm đơn sơ, đạm bạc, dù trên mâm đầy đủ những món ăn đậm chất Nghệ thì họ vẫn thường nói "nỏ có" - một cách nói khiêm tốn, khôn khéo của người Hà Tĩnh).
4. Mần chén riệu hẹ!
Dịch: Uống chén rượu nhé
Thông thường, khách đến nhà, khi ăn cơm người Hà Tĩnh sẽ mời uống rượu. Và cách họ mời rất giản dị "mần chén riệu hè", lúc này nếu làm dâu làm rể thì đừng từ chối nhé. Người Hà Tĩnh thích cách sống thật thà, nhiệt tình nha.
5. Con ăn cơm để bác đơm!
Dịch: Con ăn cơm để bác xới cho!
Tiếng Hà Tĩnh thường nói "đơm cơm" thay vì "bới cơm" nha. Đây cũng là câu mời nhiệt tình, hiếu khách nhé!
6. Khung biết con thích ăn chi để mần!
Dịch: Không biết con thích ăn gì để làm.
Câu nói này thường sau khi bạn đã về chơi ít ngày, đã thân quen thì người Hà Tĩnh sẽ hỏi han về sở thích ăn uống để họ đãi.
7. Con về đây cò sèm chi khung nạ?
Dịch: Con về đây có thèm ăn gì không?
8. Con chộ món ăn ở đây a răng?
Dịch: Con thấy món ăn ở đây như thế nào?
Từ "chộ" xuất hiện rất nhiều trong các câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp vì thế bạn đọc nên tìm hiểu kỹ về từ này nha.
9. Cò lẹ con nỏ ăn được nhút, cà hè!
Dịch: Có lẽ con không ăn được nhút, cà nhỉ?
Nhút mít, cà muối chính là những món ăn đặc sản ở Hà Tĩnh. Đây là những món ăn thời đói nghèo, vị rất lạ nên không dễ ăn với những ai chưa từng ăn nha. Tuy vậy, nếu ra mắt thì ngại gì không thử món ăn này nhỉ?
10. Con cò mẹ hè món chi khung?
Dịch: Con có mè hè món gì không? Mè hè trong tiếng Nghệ dùng để "ám chỉ những người có tính cách ăn uống không phù hợp với họ". Câu hỏi này ý muốn hỏi bạn đọc có sợ ăn món gì không, thích ăn và không thích ăn món nào để họ tiếp đãi nha.
Những câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp thường gặp khác
Ngoài những câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp ở trên thì khi về vùng quê này bạn đọc có thể bắt gặp một số câu sau đây nha.
1. Khi mô đi?
Dịch: Lúc nào đi? Một câu hỏi thăm về thời gian đi ở lại.
2. Mần chi ở mô?
Dịch: Làm gì ở đâu?
3. Mần đọc nác chát mồ!
Dịch: Làm chén nước chè chát đã!
Ngoài ra, còn khá nhiều câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp khác mà bạn đọc cần học khi về miền quê này.