Ngưng tuần hoàn từ di chứng huyết khối

Thời gian qua, nhiều bà mẹ mắc Covid-19 và được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, do không được phát hiện sớm, một số bà bầu rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh khi lâm bồn do các biến chứng của Covid-19 đã biểu hiện trên toàn thân.

TS. BS Nguyễn Thị Sim - Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết hậu Covid-19 ở thai phụ rất nguy hiểm. BS Sim đã từng điều trị cho nhiều ca bệnh hậu Covid-19 sức khoẻ rất ổn, các chỉ số siêu âm cho thai nhi hoàn toàn bình thường. Nhưng các di chứng hậu Covid-19 lại âm thầm.

Ví dụ như sản phụ Sản phụ Nguyễn L.T. 42 tuổi (Hà Nội) mang thai 36 tuần nhập viện trong tình trạng: thai chậm phát triển, ngôi mông. Tiền sử người bệnh đã mắc và điều trị khỏi Covid-19 cách đây 1 tháng.

Qua thăm khám và hỏi bệnh, sản phụ được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Diễn biến trước và trong ca mổ hoàn toàn thuận lợi, sản phụ L. đã đón bé yêu nặng 1,8kg chào đời.

Sau khi ca mổ kết thúc 10 phút, người bệnh xuất hiện ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, khoa Gây mê hồi sức đã bật báo động đỏ toàn Bệnh viện. Dưới sự chỉ đạo của TS. BS. Trần Văn Cường, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, ekip phẫu thuật và hồi sức đã lập tức cấp cứu và đã thành công cứu sống sản phụ.

Tỷ lệ ngừng tuần hoàn ở thai phụ trong thai kỳ vô cùng hiếm gặp chiếm 1/300.000 ca. Có nhiều nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn ở sản phụ như: chảy máu, rối loạn đông máu, tắc mạch,.. . Đối với trường hợp ca bệnh này, thai phụ hoàn toàn khỏe mạnh.

nhieu-than-phu-mang-di-chung-hau-covid-19-am-tham-khong-biet-1651308039.jpgThai phụ ngừng tuần hoàn di chứng từ Covid-19 may mắn được cứu.

TS Sim cho biết bệnh nhân có yếu tố D – Dimer cao: 4762 ng/ml do thai phụ đã mắc Covid 19 và yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch, dẫn đến tình trạng ngừng tuần hoàn.

Thiểu ối hậu Covid-19

Một trường hợp khác thai phụ tới gặp bác sĩ khi đã hết sạch ối, em bé đã bị bó chặt. Thai nhi tim đập yếu, tim to và chẩn đoán 99% là bỏ thai. Thai phụ đã đi khám rất nhiều bệnh viện phụ sản. Khi vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bác sĩ cho thấy các triệu chứng của thai nhi do cạn ối.

BS Sim lên kế hoạch truyền ối cho sản phụ. Từ thai nhi bị bó chặt lấy đã được truyền ối, trong quá trình truyền ối hình ảnh thai như như con cá mắc cạn được thả trong nước, chân tay thai nhi co duỗi, thai nhi há miệng uống nước. BS Sim cho biết nếu chậm trễ thai nhi sẽ tử vong. Thai phụ này đã bị mắc Covid-19.

Một trường hợp khác Hoàng V., Ứng Hoà, Hà Nội mang thai ở tuần 24, khi nhiễm Covid-19 cũng hoàn toàn khỏe mạnh, không có những triệu chứng nặng nề. Vì thế, sản phụ chủ quan không đi khám mà chỉ đi kiểm tra thai kỳ theo lịch.

Khi thai phụ đến khám 3 tuần sau nhiễm Covid-19, thai không tăng thêm trọng lượng. BS Sim cho biết bác sĩ phát hiện sản phụ cạn ối, chỉ số D-dimer (chẩn đoán các bệnh lý huyết khối) rất cao, tăng gấp 7 so với người bình thường. Trường hợp này dù có truyền ối cũng không thể điều chỉnh được cơ chế đông máu.

BS Sim cho biết với các trường hợp rối loạn đông máu sau sinh các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên sinh ở các bệnh viện lớn có đủ điều kiện cấp cứu trong cuộc sinh để tránh nguy hiểm cho thai phụ.

Theo TS Sim nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi, là môi trường lỏng giúp thai nhi phát triển trong suốt quá trình mang thai.

Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng như giúp bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương khi ở trong bụng mẹ, là môi trường vô khuẩn tránh được các nhiễm trùng đặc biệt ở phổi, dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ giữ cho thai nhi có thân nhiệt ổn định thích hợp.

Nước ối đa phần có nguồn gốc từ thai nhi, do sự bài xuất nước tiểu được lặp đi lặp lại tạo ra một lượng nước ối phù hợp.

Bệnh thiểu ối là hiện tượng lượng nước ối ít hơn mức sinh lý bình thường, khi chỉ số ối AFI nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn.

Thiểu ối tiềm ẩn những nguy cơ như thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn, khoèo chi... Nặng hơn là tình trạng cạn ối khi lượng nước ối đo được qua siêu âm (chỉ số AFI) nhỏ hơn 3cm./.