Tờ Straits Times cho hay, hiện tại, Nhật Bản vẫn được đánh giá là quốc gia nằm trong top đầu thế giới về công nghệ cao và đổi mới, với hàng loạt các tên tuổi lừng danh lâu đời như Panasonic, Sony, Canon, Toshiba, Sharp, Mitsubishi, Daikin,... và hàng loạt sản phẩm công nghệ được khách hàng toàn cầu tin tưởng. Phải nói rằng, ngành công nghệ Nhật Bản đã chiếm vị trí quan trọng trên thị trường thế giới.
Nhật Bản từng được xem là cái nôi công nghệ, nơi sản sinh ra những sản phẩm đáng tự hào được cả thế giới tin dùng, nhưng đó đã là ánh hào quang của quá khứ.
Song thời gian gần đây, khi đại dịch bùng phát, Nhật Bản lại chưa chứng minh được năng lực về công nghệ của mình trong khi một số quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc lại đang thể hiện khả năng của họ trong việc nghiên cứu và phát triển vắc xin ngừa Covid-19.
Bên cạnh đó, một yếu tố nữa khiến các sản phẩm của Nhật Bản khó tiếp cận khách hàng đó là giá cả thường khá cao so với các sản phẩm cùng chủng loại sản xuất ở các nước khác cho dù hàng Nhật Bản thường được khách hàng tin cậy và đánh giá cao về chất lượng.
Quá trình chuyển đổi số ở Nhật Bản cũng được đánh giá là chưa nhanh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Nền tảng kỹ thuật số chưa phát huy được ưu thế, từ việc phát triển vắc xin, giáo dục trực tuyến, tới dịch vụ cung ứng cho sản xuất, tiêu dùng... Việc triển khai hộ chiếu vắc xin cũng chậm trễ và chưa được số hóa hiệu quả.
Ngoài ra, hạn chế trong việc sử dụng các ngôn ngữ phổ biến khác ngoài tiếng mẹ đẻ cũng khiến Nhật Bản khó hòa mình với thế giới. Dẫu vậy thì công nghệ robot của Nhật Bản thì vẫn nổi tiếng toàn cầu, dù họ chỉ mạnh về phần cứng.
Mã QR (hay mã vạch hai chiều, mã phản hồi nhanh) chính là sản phẩm của nước Nhật. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Mã QR hiện được được ứng dụng trên khắp thế giới, đưa danh tiếng công nghệ Nhật lên cao.
Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến những thương hiệu lừng danh khắp các châu lục. Tại Việt Nam, người Việt lưu truyền câu nói "nét như Sony", "phẳng lì như Panasonic" để nhấn mạnh sự thần kỳ của các sản phẩm điện tử đến từ xứ sở hoa anh đào.
Văn hóa làm việc và kỷ luật thép của người Nhật đã giúp các tập đoàn công nghệ nói trên vươn mình mạnh mẽ trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21. Nhưng khi công nghệ chuyển dịch trọng tâm từ phần cứng sang phần mềm, các tập đoàn Nhật Bản vẫn giữ thói quen cũ và bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế.
Nhiều nước phát triển có thể kỳ vọng vào một sự đón đầu làn sóng công nghệ mới nhờ các startup đầy tham vọng và có tính năng động cao. Tuy nhiên, theo thống kê của Nikkei năm 2020, với chỉ 4 kỳ lân công nghệ hiện có, Nhật Bản vẫn còn ở rất xa so với Trung Quốc và Mỹ, vốn chiếm 70% trong số 500 startup kỳ lân toàn thế giới./.
VOV.VN - Con số này vượt xa so với kỷ lục trước đó được thiết lập bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học London với tốc độ 178 Tbps.