Bằng tư duy chân thật của người cựu giáo chức gắn bó với nghề giáo gần năm mươi năm, tác giả bài viết này phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết, đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ giáo, văn hoá giáo dục và xây dựng văn hoá trong cộng đồng giáo chức.

544-1698826796.jpg
Ảnh minh hoạ, sưu tầm trên mạng : Chúc mừng Ngày nhà giáo Thế giới (05/10) và Việt Nam (20/11).

 Nhà giáo văn hoá là gì?

Nhà giáo văn hoá bao hàm các khái niệm nhà giáo (teachers) và văn hoá (culture). Nhà giáo bao hàm các thuật ngữ hay các từ: nhà (home) và giáo (teacher). Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), từ “nhà” nói về người “chuyên một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động nào đó”, nghĩa là nói về nhóm làm nghề chưa thật trong cộng đồng người; từ “giáo” nói về người “làm nghề dạy học”, nghĩa là nói về cá nhân làm nghề không thật trong nhóm. Từ nhà và giáo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành danh từ “nhà giáo” - khái niệm nói về sự thật cá nhân, nhóm, cộng đồng làm nghề giáo trong quốc gia, xã hội loài người.

Nhóm làm nghề chưa thật biểu hiện người làm nghề giáo chưa chân thật (chưa chân thực); cá nhân làm nghề không thật biểu hiện người làm nghề giáo không chân thật; còn sự thật cá nhân, nhóm, cộng đồng làm nghề giáo biểu hiện thực chất những người làm nghề giáo chân thật. Tức là, nhà giáo biểu hiện thực chất những người làm nghề giáo chân thật trong quốc gia, xã hội loài người.Nói cách khác, nhà giáo gắn liền với sự chân thật của con người; người không chân thật không phải là nhà giáo, hay người không chân thật thì không thể làm nhà giáo (people who are not honest cannot be teachers).

Văn hoá biểu hiện “thực chất cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người” [1]. Khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ với nhà giáo, hình thành các khái niệm, như: nhà giáo có văn hoá (teachers have culture), hay nhà giáo văn hoá (cultural teacher). Nhà giáo văn hoá biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt về chất chủ yếu của nó như sau: bản chất nhà giáo chưa chân thật sáng tạo, chưa truyền đạt tri thức khoa học cho nhóm trong cộng đồng người; tính chất nhà giáo không chân thật sáng tạo, không truyền đạt tri thức khoa học cho cá nhân trong nhóm; thực chất nhà giáo chân thật sáng tạo (in fact, teachers are truly creative), truyền đạt tri thức khoa học cho cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người.

Từ các phân tích cho thấy rằng, nhà giáo văn hoá biểu hiện thực chất những người chân thật sáng tạo truyền đạt tri thức khoa học cho cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người. Nói cách khác, nhà giáo văn hoá là những người chân thực nhân văn, biết truyền đạt tri thức khoa học, bảo vệ lẽ phải công lý, hay biết bảo vệ quyền con người trong cộng đồng (know how to protect human rights in the community).

So sánh nhà giáo văn hoá với các chữ số âm (-), dương (+) và thực (0) trong toán học cho thấy rằng, không là giáo văn hoá tương tự như số dương, ở bên ngoài không đẹp không chân thật; chưa là giáo văn hoá giống như chữ số âm, ở bên trong chưa đẹp chưa chân thật; còn nhà giáo văn hoá tương tự như chữ số thực (cultural teachers are similar to real numbers), tồn tại ở giữa đẹp chân thật. Tức là, nhà giáo văn hoá là có cách ứng xử đẹp, hay người giáo chức có đạo đức chân thật (teachers have genuine ethics) trong quốc gia, xã hội loài người.

Hạn chế hiểu biết nhà giáo văn hoá

Hiểu biết nhà giáo văn hoá ở nước ta còn nhiều hạn chế; bởi vì, giới nghiên cứu hầu như không đi sâu vào phân tích, mổ xẻ thế nào là tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của thuật ngữ “nhà”, “giáo” hay khái niệm “văn hoá”. Chẳng hạn, khi phân tích khái niệm văn hoá, người nghiên cứu chỉ nhìn nhận mặt “quá khứ” (sự sống) và “tương lai” (sức sống) [2], chứ không chú trọng nhìn nhận mặt hiện tại (cuộc sống) ở giữa quá khứ và tương lai; hay khi nhìn nhận khái niệm “nhà giáo”, người nghiên cứu chỉ nhìn nhận mặt hiện tượng hình thức giáo không thực khoa học (the form of teaching is not truly scientific) ở bên ngoài, nội dung sự vật nhà chưa thật khoa học (things are not really scientific) ở bên trong, chứ không nhìn nhận mặt nguyên lý hiện thực nhà giáo thật khoa học (the teacher’s principle of realism is truly scientific) tồn tại ở giữa. Do không hiểu biết rõ thuật ngữ, khái niệm, học thuật nói chung, nhà giáo, văn hoá nói riêng nên giới nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã không nhận thức rõ thế nào là sự sống và nguồn gốc sự sống, không nhận thức rõ thế nào là loài người và lịch sử loài người. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu làm cho giáo dục ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam không đáp ứng được với sự thật phát triển của cuộc sống con người.

Hiện nay, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), khái niệm nhà giáo chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận khái quát là người “làm nghề dạy học”, chứ không nhìn nhận cụ thể là những người làm nghề giáo chân thật trong xã hội; văn hoá chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận chung chung về “giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra”, chứ không nhìn nhận cụ thể về sự chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của con người.

Hạn chế hiểu biết nhà giáo văn hoálàm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa bản chất sự vật, hình thức hiện tượng giáo gắn với tri thức không khoa học và thực chất hiện thực giáo gắn với tri thức khoa học (rialism is associated with scientific knowledge); tức là, nhiều người nghiên cứu không hiểu rõ tính chất hình thức, nội dung bản chất, thực chất nguyên lý của thuật ngữ “giáo” trong giáo dục; không phân biệt rõ mối liên hệ giữa bản chất người chưa chân thật gắn với nhà giáo chưa có văn hoá, tính chất người không chân thật gắn với nhà giáo thiếu văn hoá, thực chất người chân thật gắn với nhà giáo có văn hoá (teachers have culture). Hạn chế hiểu biết nhà giáo văn hoá được nhìn nhận là một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng còn nhiều bất cập trong giáo dục; chẳng hạn, như: bất cập trong “Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp” [3]; bất cập trong cải cách giáo dục, “giáo dục Việt Nam trở nên rối rắm và các biện pháp thực thi dần đi vào ngõ cụt” [4]; “giáo viên có hành vi vi phạm chuẩn mực nhà giáo, nhất là vi phạm về chuẩn mực đạo đức của nhà giáo” [5]; hay diễn ra nhiều hiện tượng “bạo lực của giáo viên với học sinh” [6], đặc biệt là “bạo lực ngôn từ” (những từ ngữ mang tính sát thương) trong những năm gần đây [7].

Giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ giáo, văn hoá giáo dục và xây dựng văn hoá trong cộng đồng giáo chức

1) Nhận thức đúng đắn thuật ngữ giáo:

Nhà giáo văn hoá gắn liền với thuật ngữ giáo. Tuy nhiên, giáo chưa được giới nghiên cứu nhận thức rõ về học thuật. Thuật ngữ giáo bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: nhóm làm nghề giáo chưa chân thật trong cộng đồng người, tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; cá nhân làm nghề giáo không chân thật trong nhóm, tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; cá nhân, nhóm, cộng đồng làm nghề giáo chân thật trong quốc gia, xã hội loài người, tri thức khoa học, liêm chính học thuật. Tức là, để nhận thức đúng đắn thuật ngữ giáo, giới nghiên cứu cần phải phân biệt rõ mối liên hệ giữa các mặt về chất của nó như sau: tính chất nhận thức không chân thật, giáo không đúng đắn; bản chất nhận thức chưa chân thật, giáo chưa đúng đắn; thực chất nhận thức chân thật, giáo đúng đắn, dạng mô hình: bản chất nhận thức giáo chưa đúng đắn –thực chất nhận thức giáo đúng đắn –tính chất nhận thức giáo không đúng đắn.

Nói cách khác, nhận thức đúng đắn thuật ngữ giáo gắn liền với sự chân thật của con người; người không chân thật không thể là nhà giáo (people who are not honest cannot be teachers), hay không thể là nhà giáo ưu tú (cannot be an excellent teacher), cũng không thể là nhà giáo nhân dân (cannot be a people’s teacher).

2) Nhận thức đúng đắn văn hoá giáo dục:

Nhà giáo văn hoá gắn liền với văn hoá giáo dục. Tuy nhiên, khái niệm này cũng chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Khái niệm văn hoá giáo dục bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: từ “văn” và “giáo” biểu hiện nội dung giáo dục chưa có văn hoá; từ “hoá” và “dục” biểu hiện hình thức giáo dục không có văn hoá; còn văn hoá giáo dục biểu hiện thực chất giáo dục có văn hoá hay giáo dục chân thật sáng tạo cho con người (educating creative honesty for people). Tức là, để nhận thức đúng đắn văn hoá giáo dục, giới nghiên cứu cần phải phân biệt rõ mối liên hệ giữa các mặt về chất của nó như sau: tính chất nhận thức không chân thật, giáo dục không văn hoá; bản chất nhận thức chưa chân thật, giáo dục chưa văn hoá; thực chất nhận thức chân thật, giáo dục văn hoá, dạng mô hình: bản chất nhận thức giáo dục chưa văn hoá –thực chất nhận thức giáo dục văn hoá –tính chất nhận thức giáo dục thiếu văn hoá.

Nói cách khác, nhận thức đúng đắn văn hoá giáo dục gắn liền với sự chân thật của con người; người không chân thật không thể giáo dục văn hoá (people who are not honest cannot provide cultural education), mặc dù có danh hiệu nhà giáo ưu tú (despite have the title of excellent teacher), hay có danh hiệu nhà giáo nhân dân (or have the title of people’s teacher). Do vậy, danh hiệu nhà giáo ưu tú hay nhà giáo nhân dân hiện nay cần phải được nhận thức lại cho đúng về tri thức khoa học; bởi vì, không ít người là nhà giáo về lĩnh vực văn hoá, lịch sử, chính trị, xã hội nhưng lại chưa nhận thức rõ thuật ngữ giáo hay chưa nhận thức đúng đắn khái niệm văn hoá, thậm chí “cho đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí hoàn toàn về nội hàm của khái niệm này” [8].

3) Xây dựng văn hoá trong cộng đồng giáo chức:

Nhà giáo văn hoá có mối liên hệ chặt chẽ với văn hoá trong cộng đồng giáo chức. Tuy nhiên, giới nghiên cứu chưa làm rõ mối liên hệ giữa văn hoá và giáo chức (viên chức là nhà giáo) như sau: bản chất lối sống chưa chân thật sáng tạo gắn với nhóm giáo chức trong cộng đồng; tính chất lối sống không chân thật sáng tạo gắn với cá nhân giáo chức trong nhóm; thực chất lối sống chân thật sáng tạo gắn với cá nhân, nhóm, cộng đồng giáo chức trong quốc gia, dạng mô hình: bản chất chưa chân thật sáng tạo của nhóm giáo chức – thực chất chân thật sáng tạo của cá nhân, nhóm, cộng đồng giáo chức – tính chất không chân thật sáng tạo của cá nhân giáo chức. Tức là, để xây dựng văn hoá trong cộng đồng giáo chức, trước hết, cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy từ bản chất nhà giáo chưa có văn hoá, tính chất nhà giáo không có văn hoá sang thực chất nhà giáo có văn hoá, hay đổi mới sáng tạo về tư duy từ giáo chức chưa chân thật sáng tạo sang giáo chức chân thật sáng tạo (truly creative teachers); không đổi mới tư duy như vậy thì không thể xây dựng được văn hoá trong cộng đồng giáo chức.

Kết luận

Nhà giáo văn hoá biểu hiện thực chất giới giáo chức chân thật nhân văn sáng tạo truyền đạt tri thức khoa học cho con người. Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ về thực chất nguyên lý khoa học của nó. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu hiểu biết của công dân nói chung, giới lãnh đạo nói riêng về văn hoá giáo dục; chưa đáp ứng yêu cầu khoa học giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do vậy, để xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng, phát triển văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải đổi mới sáng tạo từ tư duy tính chất hình thức không chân thật sang tư duy thực chất nguyên lý chân thật, đồng thời nhận thức đúng đắn thuật ngữ giáo, văn hoá giáo dục và xây dựng văn hoá trong cộng đồng giáo chức.