a-1662707597.jpg
Quang cảnh hội nghị

Dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở nhiều địa phương

b-1662707618.jpg
Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Chu Trọng Trang kiểm soát bệnh tật tỉnh Chu Trọng Trang nhận định nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại Nghệ An trong thời gian tới là rất lớn

Về dịch COVID-19, tại Nghệ An, tính từ đầu đợt dịch đến ngày 08/9/2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 498.328 bệnh nhân mắc COVID-19 tại tất cả huyện/thành/thị. Lũy tích số bệnh nhân khỏi bệnh là 497.330 trường hợp (chiếm 99,8% tổng số ca bệnh); lũy tích số ca tử vong ghi nhận là 186 ca (chiếm 0,04%). Hiện nay, toàn tỉnh không có xã cấp độ 4, cấp độ 3 và cấp độ 2; 460 xã cấp độ 1 (chiếm 100% số xã).

Về dịch sốt xuất huyết Dengue, tổng số ca mắc 885 ca ghi nhận tại 45 xã, phường, thị trấn thuộc 15 huyện, thị xã. Quỳnh Lưu là địa phương có số ca mắc cao nhất với 259 ca, tiếp đó là các huyện: Diễn Châu 191 ca, Nghi Lộc 140 ca, Hoàng Mai 51 ca. Trong 7 ngày đầu tháng 9, toàn tỉnh ghi nhận có 208 ca mắc nội tại, trung bình ghi nhận 29,7ca/ngày. Đến nay có 02 bệnh nhân tử vong tại huyện Quỳnh Lưu và huyện Diễn Châu.

Tính đến 08/9/2022, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận một số ca nhiễm dịch bệnh khác như: Hội chứng cúm ghi nhận 11.337 ca, không có trường hợp tử vong; Viêm não Nhật Bản 07 ca mắc, Tay chân miệng 162 trường hợp; Quai bị 89 trường hợp; Thủy đậu 346 trường hợp; Tiêu chảy 4.251 trường hợp... không ghi nhận trường hợp tử vong. Bệnh Dại ghi nhận 02 trường hợp tử vong tại huyện Thanh Chương và Nam Đàn. Nghệ An chưa ghi nhận ca mắc Đậu mùa khỉ.

Theo Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2022, dịch sốt xuất huyết ghi nhận xuất hiện ở nhiều địa phương mới (các năm trước đây chưa ghi nhận), xuất hiện trên diện rộng (đồng bằng và khu vực miền núi). Nghệ An là tỉnh trọng điểm về sốt xuất huyết, điều kiện về dân cư, vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết lưu hành hàng năm. Ý thức người dân, nếp sống, đặc thù ngành nghề của người dân có nhiều điều kiện thuận lợi cho véc tơ phát triển. Ở một số địa phương, sự vào cuộc của chính quyền, các tổ chức xã hội còn thiếu quyết liệt. Các chiến dịch, hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương chưa được duy trì lâu dài, thường xuyên. Hiện nay, hai vi rút D1 và D2 có độc lực mạnh và lây lan nhanh. Vì vậy, nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại Nghệ An trong thời gian tới là rất lớn.

Đối với dịch COVID-19, một số Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương chưa thật sự sâu sát; sự vào cuộc của chính quyền địa phương rất hạn chế, không quyết liệt, đặc biệt trong công tác tiêm chủng. Sự chủ quan của người dân trong bối cảnh dịch được khống chế, nhiều đối tượng đã mắc COVID-19 không đồng ý hoặc lưỡng lự tiêm các mũi vắc xin tiếp theo, không cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin COVID-19 và người dân không tuân thủ các quy định trong phòng chống dịch, tự xét nghiệm và phát hiện mắc bệnh nhưng không khai báo. Nhiều hướng dẫn, biện pháp phòng chống dịch không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Đối với dịch sốt xuất huyết Dengue, các địa phương chưa chú trọng công tác vệ sinh môi trường nên hiệu quả phun diệt muỗi trưởng thành chưa đạt hiệu quả theo kỳ vọng. Sau cao điểm dịch bệnh COVID-19, nhân viên y tế cơ sở, cán bộ chuyên trách tuyến huyện, tuyến xã phải đảm nhận nhiều chương trình, áp lực công việc lớn. Hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại nhiều địa phương, ở tất cả các tuyến có hoạt động nhưng đa số chưa mang tính thường xuyên. Truyền thông huy động cộng đồng cùng tham gia phòng chống sốt xuất huyết Dengue chưa sâu rộng, chưa đạt hiệu quả.

Thần tốc đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19

c-1662707650.jpg
Ngành GD&ĐT mong muốn các địa phương tăng cường công tác vận động cha mẹ học sinh tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tiêm liều cơ bản cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường công tác vệ sinh phòng, chống dịch trong các trường học
d-1662707658.jpg
Phó Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Bá Hảo đề nghị các địa phương cần quyết liệt tạo được hiệu ứng truyền thông để huy động cộng đồng cùng tham gia phòng, chống dịch sốt xuất huyết sâu rộng, đạt hiệu quả cao
e-1662707665.jpg
Giám đốc Sở Y tế Dương Đình Chỉnh đề nghị rà soát, kiện toàn lại Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp; xây dựng kế hoạch, kịch bản phù hợp điều kiện thực tiễn đối với từng loại dịch bệnh; chuẩn bị đầy đủ hóa chất, vật tư “sớm hơn một bước”; tăng cường công tác truyền thông trực quan sinh động
f-1662707673.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long đề nghị ngành Y tế chủ động rà soát, bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị Y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đến thời điểm hiện nay, trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết đang diễn biến rất phức tạp tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, có sự lan tỏa khác biệt so với các năm trước nhưng các địa phương vẫn đang hoàn toàn chủ động trong công tác phòng, chống dịch nói chung, trong đó có dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết và các loại dịch bệnh khác. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tham gia chỉ đạo quyết liệt trong công tác triển khai, tổ chức, giám sát.

Tuy nhiên, dù đã quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch nhưng hiện nay đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt trong mùa thu đông. Vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch thông suốt 03 quan điểm chỉ đạo: Dứt khoát không để dịch COVID-19 bùng phát trở lại, xác định đây là vấn đề tiên quyết; Nhanh chóng khống chế và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết; Kịp thời phát hiện, khoanh vùng, xử lý nhanh nhất các ổ dịch trong cộng đồng.

Quán triệt rõ quan điểm đó, các địa phương cần thực hiện ngay 03 nội dung: Tăng cường công tác tuyên truyền, trong đó, mỗi địa phương, mỗi ngành có một cách tuyên truyền riêng để thay đổi hành vi, nhận thức của người dân; song song với triển khai cần biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến. Thần tốc hơn nữa, đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19; các địa phương hoàn thành các mũi tiêm ngay khi có vắc xin cấp về; hiện vẫn có 5 huyện, thành phố tồn đọng vắc xin tiêm cho trẻ em 5-12 tuổi. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy chính quyền rà soát các tồn tại, hạn chế tại các địa phương để khẩn trương khắc phục; rà soát, kiểm tra “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, “rà từng ngõ, gõ từng nhà” kiểm soát các đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19; cùng với đó, bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành liên quan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long yêu cầu Sở TT&TT tổng kiểm tra chiến lược truyền thông trong thời gian qua; phân tích tồn tại, hạn chế và tư vấn các địa phương truyền thông phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; các giải pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; tuyên truyền về nguy cơ và tác hại của bệnh sốt xuất huyết nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Y tế trên địa bàn khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm chủng cho trẻ 5 đến dưới 18 tuổi chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu ngành Y tế tiếp tục nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; tập trung phòng, chống dịch COVID-19, sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Rà soát, bảo đảm năng lực thu dung, điều trị; chủ động, sẵn sàng các kịch bản, phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bất ngờ, bị động; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp diễn biến nặng, tử vong...

Cũng trong sáng nay, hội nghị được nghe đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn cách phòng, chống sốt xuất huyết tại cộng đồng; đại diện Trung tâm bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An hướng dẫn công tác chuẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết./.