Ý nghĩa khi Ukraine sở hữu hệ thống phòng không NASAMS
Ukraine đã sở hữu hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến NASAMS; hệ thống NASAMS do công ty Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy, hợp tác với tập đoàn Raytheon của Mỹ phát triển.
Liệu đây có phải là một bước ngoặt, làm thay đổi “bản chất” của bầu trời Ukraine? Và liệu vũ khí này, có thể giúp đẩy nhanh thời gian kết thúc xung đột theo cách mà lãnh đạo Ukraine muốn?
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Na Uy cung cấp hệ thống phòng không NASAMS; trong khi Na Uy đã cung cấp cho Ukraine vũ khí hạng nặng, bao gồm cả pháo tự hành.
Việc đưa hệ thống NASAMS vào chiến trường Ukraine, sẽ là một sự kiện lớn đáng chú ý; đây sẽ là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tiên tiến đầu tiên, mà Ukraine nhận được từ phương Tây.
Trước đây, hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa duy nhất của Ukraine là tên lửa S-300 từ thời Liên Xô; còn khi căng thẳng Nga – Ukraine xảy ra, tất cả vũ khí phòng không mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, đều là tên lửa phòng không di động tầm ngắn.
Ý nghĩa của hệ thống NASAMS, đó là nó sẽ lấp đầy một khu vực yếu địa của Ukraine, mang lại cho Ukraine khả năng phòng không giữa tên lửa phòng không cơ động tầm ngắn và tên lửa phòng không tầm xa cỡ lớn; góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bầu trời Ukraine, khỏi các cuộc không kích của Nga.
NASAMS vũ khí phòng không hiện đại giá rẻ
NASAMS là hệ thống phòng không tiên tiến được phát triển từ những năm 1990, nhằm cung cấp khả năng phòng không tầm trung, nhưng ít tốn kém hơn so với tên lửa Patriot của Mỹ đắt tiền và có thể bao phủ các khu vực trọng điểm quy mô một thành phố.
Tuy không nổi bật so với tên lửa Patriot, nhưng từ năm 2005 nó đã đảm nhận nhiệm vụ phòng không khu vực, bao gồm các thành phố lớn như Washington, D.C của Mỹ
NASAMS có thể đối phó với các mục tiêu bay cao hơn và nhanh hơn như máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV), để bảo vệ các mục tiêu có giá trị cao và khu dân cư đông đúc, trong khu vực có kích thước bằng một thành phố.
Kể từ đầu cuộc xung đột, Ukraine đã nhận được viện trợ một số lượng đáng kể các hệ thống phòng không cơ động tầm ngắn từ phương Tây, như tên lửa Starlight, Stinger, ... Các hệ thống này đã phát huy tốt ở tầm thấp, nhưng không thích hợp để bảo vệ các khu vực rộng lớn và với mục tiêu bay cao.
Mặc dù Ukraine cũng đã có được một số tên lửa phòng không S-300 do phương Tây viện trợ, nhưng tổng số phương tiện phóng chỉ là vài khẩu đội, không có khả năng gây ra mối đe dọa cho không quân Nga.
Do đó, các hệ thống phòng không tầm xa của Ukraine không có khả năng bảo vệ các mục tiêu quan trọng và các khu vực đông dân cư, cũng như ít có khả năng bảo vệ cho lực lượng chiến đấu ở tuyến trước.
Hệ thống NASAMS có tầm bắn hiệu quả ở cự ly 30km, độ cao phòng không 21.000 mét, lớn hơn nhiều so với vũ khí phòng không di động vác vai hiện có của Ukraine và có thể bao quát hầu hết các loại các mục tiêu trên không, kể cả là máy bay chiến đấu siêu thanh và tên lửa hành trình.
Do đó, sự xuất hiện của NASAMS, có khả năng sẽ làm ưu thế trên không, nghiêng về phía quân đội Ukraine. Trong khi lực lượng mặt đất của Ukraine được bảo vệ nhiều hơn, Không quân Ukraine cũng sẽ được giải phóng một số lượng lớn các nhiệm vụ không đối không, để tập trung tấn công các mục tiêu mặt đất và có thêm cơ hội hành động.
Ngoài ra, do giá thành của NASAMS thấp hơn so với các hệ thống phòng không tầm xa của phương Tây, nên số lượng trang bị của nó, có khả năng đáp ứng với kỳ vọng của quân đội Ukraine.
Tính năng của hệ thống phòng không NASAMS
Trang bị của một tiểu đoàn phòng không tên lửa NASAMS, thường bao gồm 12 bệ phóng xe tải (LCHR), mỗi bệ được trang bị 6 tên lửa AIM-120. Hệ thống hoàn chỉnh bao gồm radar cảnh giới MPQ-64F1, cảm biến tầm ngắn MSP-500 và xe chỉ huy hỏa lực.
Hệ thống NASAMS có thể phóng tên lửa sau 10 giây, kể từ khi radar của hệ thống phát hiện được mục tiêu; đồng thời có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Các đơn vị chiến đấu có thể được sơ tán trong vòng ba phút sau khi phóng tên lửa.
Ăng ten của radar Sentinel quay với tốc độ 30 vòng/phút để phủ sóng 360 độ, nó có thể theo dõi đồng thời 60 mục tiêu và có thể phát hiện mục tiêu cách xa đến 120km.
Cảm biến quang điện MSP-500 được trang bị cùng hệ thống NASAMS, sẽ hoạt động khi radar của hệ thống bị gây nhiễu hoặc mục tiêu vào “vùng mù” của radar, hoặc khi hệ thống không mở radar; khiến đối phương khó phát hiện. Đến thời điểm đối phương tìm thấy tên lửa do NASAMS phóng đi, thì đã quá muộn.
Các phương tiện phóng tên lửa đa năng di động có thể phóng nhiều loại tên lửa với đặc tính khác nhau. Bệ phóng tên lửa được kết nối có dây hoặc không dây với Sở chỉ huy phân bố hỏa lực (FDC) và có thể được triển khai cách đài chỉ huy tới 25 km.
Khả năng này sẽ làm cho tên lửa chống bức xạ mất tác dụng, do đó NASAMS có khả năng thích ứng mạnh với các cuộc "chế áp phòng không" của đối phương.
Bệ phóng đa tên lửa của NASAMS có thể phóng các loại tên lửa AIM-9X, AIM-120 và RIM-162. Trong đó AIM-120 là tên lửa không đối không tiên tiến nhất, đang được Raytheon phát triển cho máy bay chiến đấu, được sử dụng trên các chiến đấu cơ F-15, F-16, F/A-18, F-22, F-35, Gripen và Eurofighter.
Khi các tên lửa này được phóng từ trên không, tầm bắn có thể lên tới hàng chục đến hàng trăm chục km; nhưng khi phóng đi từ mặt đất, tầm bắn sẽ giảm đi rất nhiều, do tên lửa phải đạt tốc độ ban đầu để thắng lực hút của trái đất.
Tuy nhiên, với tên lửa AIM-120C của NASAMS, có độ cao đánh chặn tối đa gần 21.000 mét và phạm vi đánh chặn khoảng 30km, đủ để gây ra mối đe dọa cả với máy bay chiến đấu có tốc độ trên Mach 2.0, cũng như hầu hết các tên lửa hành trình.
Tên lửa AIM-120 có một số biến thể cải tiến, AIM-120B tăng khả năng chống nhiễu, AIM-120C đã tăng tầm hoạt động và khả năng cơ động. Phiên bản mới của AIM-120C7, ăng ten, bộ thu, bộ xử lý tín hiệu và thuật toán đã được nâng cấp; còn phiên bản AIM-120D mới nhất, tầm bắn đã tăng gấp đôi.
Vì phiên bản gốc của NASAMS đã bị loại bỏ, nên Ukraine có thể nhận được phiên bản NASAMS-2 thế hệ thứ hai hoặc NASAMS-3 được sản xuất vào năm 2019.
NASAMS-3 có thể phóng nhiều loại tên lửa khác nhau. Để hiệu quả hơn khi chống lại các mục tiêu tầm thấp, đang tiếp cận ở tốc độ cao dưới 300 mét, nó có thể phóng tên lửa AIM-9X dẫn đường bằng tia hồng ngoại siêu cơ động và các tên lửa IRIS-T tương đương của Đức.
Phạm vi hiệu quả của chúng lần lượt là 10 và 12km. Do tính linh hoạt cao của các tên lửa này, các khả năng phòng không tầm ngắn chất lượng cao, có thể được cung cấp.
NASAMS-3 cũng có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung nâng cao (AMRAAM-ER) lớn hơn, tầm bắn xa hơn, sẽ nâng tầm bắn lên 45km. Vì tên lửa sử dụng động cơ tạo lực đẩy, nó có thể tấn công các mục tiêu có độ cơ động cao một cách hiệu quả hơn.
Khả năng này mang lại lợi thế đáng kể khi đánh chặn tên lửa hành trình, nơi mà hệ thống phòng không trên bộ có lợi thế hơn máy bay chiến đấu.
Vai trò của NASAMS với lực lượng phòng không của Ukraine hiện nay?
Hiện hệ thống phòng không của Ukraine phải đối mặt với hai mối đe dọa khác nhau, một là máy bay chiến đấu hoạt động trên vùng trời tiền tuyến, hai là tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm xa, được phóng vào các mục tiêu chiến lược, nằm sâu trong lãnh thổ của Ukraine.
Vì hệ thống NASAMS có hiệu quả chống lại cả các mục tiêu bay cao và bay tương đối thấp, nên nó có thể giúp giải quyết hầu hết các vấn đề phòng không chiến thuật tiền tuyến và phòng không chiến lược phía sau, bao trùm các thành phố, căn cứ quân sự và các chiến trường trọng điểm.
Tuy nhiên, nguồn lực chiến tranh có hạn và Kiev cần phải lựa chọn xem NASAMS sẽ giải quyết được vấn đề gì.
Kiev có thể bổ sung thống phòng không NASAMS cho các khu vực quan trọng, mà hệ thống S-300 không đảm nhiệm được. Nhưng xét điều kiện hiện tại, với những hệ thống NASAMS ít ỏi, Kiev nên ưu tiên để bảo vệ các đơn vị chiến đấu ở phía trước và làm suy giảm sức mạnh không quân của Nga.
Khả năng cao là hệ thống NASAMS sẽ được triển khai gần các chiến tuyến phía đông và phía nam của Ukraine trong tương lai.
Hiện một số đơn vị phòng không của Quân đội Ukraine, đã hoàn thành huấn luyện chuyển binh chủng với hệ thống phòng không NASAMS, điều này sẽ quyết định việc Ukraine sẽ sớm đưa những hệ thống này vào chiến đấu.
Quân đội Ukraine đã nhận được ít nhất 4 radar AN/MPQ-64 Sentinel thế hệ cũ kể từ tháng 4 năm nay, một số radar đã được triển khai ở khu vực Donbass, điều này sẽ giúp lực lượng phòng không Ukraine hiểu rõ về hệ thống NASAMS.