Theo đó, đây là cuộc bỏ phiếu quản trị chưa từng có tiền lệ, nếu được thông qua sẽ cho phép Solend Labs sử dụng “quyền hạn khẩn cấp” yêu cầu các tài sản nguy cơ thiệt hại trong ví khách hàng vip trên (ước tính số SOL có giá trị 20 triệu USD) phải được thanh lý thông qua giao dịch mua bán tại quầy (OTC), thay vì thực hiện trên các sàn giao dịch phi tập trung, nơi thường xảy ra tình trạng bán tháo nếu giá SOL xuống quá thấp.
Solend Labs nói rằng, trong trường hợp cá voi bị call-margin trực tuyến sẽ “tạo ra sự hỗn loạn” cho các thị trường của Solana. Do đó, việc yêu cầu các giao dịch liên quan phải thực hiện qua OTC nhằm tránh dẫn đến một kết cục như vậy. Tuy nhiên, động thái này cũng đồng nghĩa sàn giao dịch có thể sẽ can thiệp vào mọi giao dịch thanh lý của những người vay khác.
Những người ủng hộ sự can thiệp của Solend cho rằng, đây là trường hợp đặc biệt do khách hàng vip nêu trên không phải là một người dùng điển hình. Tài khoản này đã chuyển 5,7 triệu SOL vào Solend, chiếm hơn 95% số tài sản ký quỹ của sàn, để vay 108 triệu USD dưới dạng các đồng ổn định, nhiều hơn bất kỳ khách hàng nào khác.
Nếu giá SOL giảm xuống 22,30 USD sẽ kích hoạt call-margin số tài khoản trị giá khoảng 20 triệu USD. Hiện SOL đang được giao dịch ở mức 32,27 USD.
Sàn giao dịch này cho biết đã cố gắng liên lạc với “cá voi” nêu trê,n nhưng không được phản hồi và buộc phải tính toán biện pháp phòng trừ rủi ro.
“Bất chấp những nỗ lực của chúng tôi, công ty đã không thể khiến cá voi này giảm thiểu rủi ro, thậm chí chúng tôi còn không thể liên lạc với họ”, trích đề xuất bỏ phiếu của Solend. “Dựa trên xu hướng hiện tại và sự không phản hồi của cá voi, rõ ràng chúng tôi phải hành động để giảm thiểu rủi ro”.
Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất ngày 20/6, Solend Defi ra thông báo “gia hạn” cuộc bỏ phiếu thêm 1 ngày để có thể đưa ra giải pháp không cần sử quyền khẩn cấp can thiệp vào tài khoản khách hàng, trong bối cảnh giá SOL vẫn đang tăng ổn định.