Ông Nguyễn Thanh Lâm- Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT-TT) cho biết, bên cạnh việc sắp xếp lại các cơ quan báo chí, Bộ TT-TT sẽ tăng cường các hoạt động quản lý để các cơ quan này hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích.
Thông tin về công tác quản lý báo chí trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, sẽ tăng quyền lực quản lý Nhà nước về báo chí cho các địa phương.
Theo đó, Bộ TT-TT đã trình Chính phủ dự thảo sửa Nghị định 159 về xử phạt trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, mở rộng thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với báo chí Trung ương cho các địa phương.
Thông tin về công tác quản lý báo chí trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, sẽ tăng quyền lực quản lý Nhà nước về báo chí cho các địa phương.
Theo đó, Bộ TT-TT đã trình Chính phủ dự thảo sửa Nghị định 159 về xử phạt trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, mở rộng thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với báo chí Trung ương cho các địa phương.
Đáng chú ý, sắp tới, sẽ xử phạt vi phạm tôn chỉ mục đích với các hành vi ký giấy giới thiệu cho phóng viên đi tìm hiểu vấn đề không nằm trong tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí.
Bộ TT-TT sẽ hỗ trợ các bộ, ngành địa phương bằng công văn khuyến cáo cân nhắc việc cung cấp/không cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích (có thể tra cứu tôn chỉ mục đích của tất cả các cơ quan báo chí trên Cổng thông tin của Bộ TT-TT).
Đồng thời, Bộ TT-TT sẽ lập đoàn kiểm tra đột xuất một số tạp chí có dấu hiệu “báo hóa”, hoạt động sai tôn chỉ mục đích, có biểu hiện nhũng nhiễu doanh nghiệp, tổ chức, lợi dụng tự do báo chí để hoạt động trái pháp luật.
Đồng thời, Bộ TT-TT sẽ lập đoàn kiểm tra đột xuất một số tạp chí có dấu hiệu “báo hóa”, hoạt động sai tôn chỉ mục đích, có biểu hiện nhũng nhiễu doanh nghiệp, tổ chức, lợi dụng tự do báo chí để hoạt động trái pháp luật.
Theo Bộ TT-TT, nạn “đánh đấm, sách nhiễu, đánh hội đồng, xâm phạm đời tư, xúc phạm danh dự” với nạn nhân là cá nhân (thường là lãnh đạo), doanh nghiệp, địa phương, Bộ ngành vẫn là vấn đề nhức nhối;
Nạn sao chép, vi phạm bản quyền nội dung, hình ảnh; “Làm báo” qua trang tin điện tử, mạng xã hội trong nước và mạng xã hội xuyên biên giới; “Báo hoá” tạp chí, hoạt động sai tôn chỉ mục đích; “Câu view, khoán view” trên báo điện tử vẫn diễn ra phức tạp, cần được ngăn chặn.
Bộ TT-TT cho biết, tính đến 31-5-2020, Bộ TT-TT đã cấp 20.860 thẻ nhà báo (bao gồm báo in, báo điện tử và phát thanh, truyền hình) cho người làm báo. Cơ bản các cơ quan báo chí bám sát thực hiện quy định pháp luật về báo chí.
Khi được cơ quan quản lý nhà nước định hướng, nhắc nhở, chấn chỉnh liên quan nội dung thông tin, cơ quan báo chí có sự điều chỉnh. Một số cơ quan báo chí sai phạm liên quan nội dung thông tin, bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, đã xử phạt 4 cơ quan báo chí với số tiền là 85,7 triệu đồng và tạm dừng xuất bản đối với báo điện tử Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh 1 tháng.