- Sau tranh cãi gay gắt liên quan đến “khu mấn” thì A Páo còn nhận thêm cú đấm bồi khi bị phát hiện dùng lời trong đó có nhiều nét tương đồng với bài thơ cùng tên của ông bạn Phan Quang Phóng.
- Ngọn lửa bắt đầu "bùng lên" khi trên Page Nghệ An đã viết: "A Páo nổi lên như một hiện tượng mạng, được nhiều người yêu mến. Tuy nhiên, mấy ngày qua bài hát KHU MẤN QUÊ TÔI của anh, nhận nhiều ý kiến trái chiều, vì có những từ ngữ nhạy cảm. Hiện A Páo đã đổi tên là Em mần du xứ Nghệ!
Bên cạnh đó, khi chúng tôi check VAR, thấy rằng bài hát do A Páo nói tự mình sáng tác, lại có tên và những khổ đầu rất quen. Đây là bài thơ của anh Phan Quang Phóng gửi Trang Nghệ An, đăng 8 năm trước".
- Phản ứng về điều này một số Facebook cá nhân đã đưa dòng trạng thái rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc: "Có một Phan Quang Phóng cao thượng bên cạnh một A Páo nhỏ bé". Kèm theo đó là ảnh chụp màn hình về những chia sẻ rất nhẹ nhàng của Phan Quang Phóng trên trang Facebook cá nhân của mình.
Rằng là: "Cảm ơn em đã cho facebook anh sáng đèn trở lại sau thời gian lui về hậu phương đuốc đèn nuôi vợ đẻ. Thực ra nhiều người đăng, viết nhắc lại tên anh, anh lại thấy vui hơn là buồn vì họ vẫn còn nhớ anh sau khoảng 3-4 năm anh ít viết, và cũng gần như là anh không viết. Biết đâu sau vài sự kiện thế này anh lại có động lực viết Thơ Nghệ trở lại.
Chỉ hơi tiếc vì bài hát khi kết hợp với thơ của anh nó lại chưa thực sự chỉnh chu, trau chuốt nên không được như mong đợi của anh, cũng như của nhiều người hâm mộ em. Dẫu biết rằng em muốn, rất muốn đem chất Nghệ trong em vào tác phẩm để đưa nó đến gần với lòng người. Nhưng nghệ thuật là vậy mà em, đâu phải ai cũng thành công, đâu phải tác phẩm âm nhạc nào cũng thành bản Hit.
Hy vọng có lần sau và hy vọng anh được “chính thức” nhắc tên , nhưng phải hay và được nhắc trong niềm tự hào em nhé!
Chúc em thành công!!!".
- Tuy nhiên mới đây trả lời báo chí về việc có "đạo thơ" hay không, A Páo nói: "Còn vấn đề đạo thơ hay không thì tôi chưa nghe ý kiến nào của anh Phan Quang Phóng, một người anh mà tôi yêu quý phản ánh. Mọi người hiểu nhạc, hiểu thơ đọc hai bản thơ và nhạc sẽ thấu tỏ bản chất vấn đề là hai phiên bản hoàn toàn khác nhau, chỉ trùng một số từ. Trong âm nhạc, kể cả thế giới, không nhạc sỹ nào dám khẳng định không ảnh hưởng một tứ thơ, áng văn hay khúc dân ca nào trong ca khúc của mình. Đấy là những ám gợi trong tâm thức".
- Với những lời giải thích này, trên Facebook Phan Quang Phóng đã chia sẻ: "Team chú muốn hẹn gặp anh mà đăng bài báo ni lên thì xin phép nhé! Chán cái cách làm việc thiếu tính cầu thị và thiếu sự chuyên nghiệp.
Anh không quá cứng nhắc trong cách sống, nhưng xin lỗi thứ anh làm ra không dành cho người không đáng tôn trọng. Anh sẽ dành lại nếu có thế với bất cứ giá nào…thân!!!".
- Trước đó, cũng trên Facebook cá nhân Phan Quang Phóng viết: "Mọi thứ chỉ là ngỗng nhiên thôi nhé mọi người, video bọn mình làm 8 năm trước mà A Páo cũng cắt ghép luôn trên trang cá nhân, lấy lời xong và kêu là ngỗng nhiên. Tớ chỉ và sẽ im lặng nếu các bạn biết lắng nghe. Còn xoá bài là tớ chụp lại nhé!!!
Hình ảnh dưới comment nhé bà con!
P/s: Tính im lặng mà fan cứng của Nghệ Sỹ A vào nói lý nhiều quá nên đăng cho rõ tiếng, rõ hình luôn".
- Chuyện ai "ăn cắp" của ai hiện vẫn chưa có hồi kết, chỉ xin lấy dòng trạng thái của một nhà báo gạo cội ở Nghệ An nói về câu chuyện A Páo để độc giả tự soi xét: "A Páo và quả "bom bẩn" trên mạng xã hội!
Phàm một người tài năng, người nổi tiếng-họ rất giản dị và kiệm lời. Họ là người “ẩn giật” cả lời ăn, tiếng nói khi lộ diện, nhất là khi đứng trước công chúng. Bởi đơn giản, tác phẩm của họ là “bản sao” trí tuệ từ chính họ.
Ở đây, A Páo mắc hai lỗi: nói loãng xoẹt; bài hát “Khu mấn quê tôi” là một quả bom “bẩn” tung trên mạng xã hội.
Bẩn đến mức không thể bẩn hơn khi anh “vào vai” một thanh niên Mông mà lại quay về nói tục, hát tục về phụ nữ người Kinh.
A Páo nên biết những dòng lịch sử căn bản đã học: Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn có nói gì đâu mà “Hịch tướng sĩ” của ông không chỉ vang vọng Triều Trần. Cụ Nguyễn Trãi cũng có nói gì đâu mà “Bình ngô đại cáo” được xem như một Tuyên ngôn độc lập thời Lê. Khác hơn, khi nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc đại phá quân Thanh, Nguyễn Du không hợp tác thay vì rời Thăng Long, lui về quê vợ ở Thái Bình rồi tránh về quê cha Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng Truyện Kiều vẫn “bay” khắp thế gian, đó thôi.
Quả bom “bẩn” đã biến A Páo thành A “Ngáo” khi anh xúc phạm tiếng Việt; xúc phạm người dân xứ Nghệ; xúc phạm phụ nữ và người xem mạng cả nước.
Rõ ràng, tuổi đời của A Páo chưa đủ chín trước sự ngộ nhận về công chúng, ca hát và tài năng. Hãy bắt đầu từ học hành đến làm lụng, cống hiến. Hãy vừa cống hiến vừa trải nghiệm, học hỏi. Học hỏi ngay cả những sai lầm của bản thân mình thì mới có thể khá lên được từ nơi mình tung lên quả bom rất “bẩn” mang tên A Páo", cre Vũ Toàn.