a-1662632435.jpg
Gia đinh anh Ngô Sỹ Phước ở xóm 4 Diễn Kỷ chú trọng công tác tiêm phòng, luôn sát sao theo dõi nên chỉ khi bò chớm bị bệnh anh đã tách đàn và báo cơ quan chức năng, kịp thời chữa khỏi bệnh bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.

Thời gian qua bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò diễn biến khá phức tạp. Nên để đảm bảo an toàn cho đàn bò, ngoài việc chăm sóc chế độ ăn tăng sức đề kháng cho đàn bò anh Ngô Sỹ Phước ở xóm 4 Diễn Kỷ còn chú trọng công tác tiêm phòng, đồng thời luôn sát sao theo dõi nên chỉ khi bò chớm bị bệnh anh đã tách đàn và báo cơ quan chức năng, kịp thời chữa khỏi bệnh bảo vệ an toàn đàn vật nuôi. “ Trong ba bước từ lúc tiêm phòng đến khi phát hiện, dập dịch thứ 3 nữa là tiêm bổ sung liều lượng để cho đảm bảo mũi nhắc lại đảm bảo công tác dịch bệnh đảm bảo”.

Xã Diễn Nguyên là một trong những xã có tổng đàn gia súc lớn với hơn 1.500 con, trong đó chủ yếu là lợn với gần 1000 con. Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, xã Diễn Nguyên  đã tổ chức tiêm phòng vụ thu  cho đàn vật nuôi, tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại các hộ chăn nuôi.

b-1662632456.jpg
Xã Diễn Nguyên là một trong những xã có tổng đàn gia súc lớn với hơn 1.500 con, trong đó chủ yếu là lợn với gần 1000 con

Bước vào tái đàn chị Phan Thị Hòe, xóm Tân Ninh xã Diễn Nguyên cũng như nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn xã cũng đã rất thận trọng từ khâu chọn giống đến việc vệ sinh chuồng trại cũng như thực hiện chế độ ăn cho đàn lợn. “Mình muốn con lợn tốt, an toàn thì mình phải chọn giống tiêu chuẩn cho ăn cũng mau lớn và ít bệnh hơn, nói chung phải phòng trước thì nó ít bệnh tật hơn. sĂn uống đồ dùng sạch sẽ, ăn giờ mô nấu giờ đó, quăng vôi bột, bơm thuốc trong tuần rứa mình xử lý thuốc bơm chuồng trại một lần”.

Để bảo vệ tổng đàn gần 50 nghìn con gia súc và 1,8 triệu con gia cầm. Thời điểm này huyện Diễn Châu đã cung ứng 40.500 mũi vắc xin Tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm, long móng, viêm da nổi cục, cúm H5N1 tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thú y xã về cách bảo quản các loại vắc xin, tiêm phòng đúng kỹ thuật. Huyện Diễn Châu  triển khai quyết liệt các biện pháp như kiểm tra, xứ lý nghiêm  các tổ chức, cá nhân không chấp hành quy định về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi; các hộ chăn nuôi không tiêm phòng cho đàn  vật nuôi sẽ không được hưởng hỗ trợ chính sách Nhà nước khi có dịch xảy ra.

c-1662632479.jpg
Diễn Châu đã cung ứng 40.500 mũi vắc xin Tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm, long móng, viêm da nổi cục, cúm H5N1 tiêm phòng cho đàn vật nuôi

Ông Phan Xuân Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu trao đổi: “Công tác tiêm phòng cũng cần có giải pháp phòng tránh tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, lựa chọn con giống, chăm sóc. Còn đối với một sô bệnh trên đại gia súc như lở mồm long móng, viêm da nội cục những bệnh mới chúng ta cũng đã có vắc xin tiêm phòng rồi một số dịch bệnh chúng ta cần phải tiêm phòng việc này cần có sự quyết liệt ngay từ đầu, công tác chỉ đạo tiêm phòng vẫn là vấn đề số 1”.

 Hiện nay, thời tiết chuyển mùa là điều kiện bùng phát trở lại các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi. Vì vậy, với việc đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi sẽ góp phần giúp Diễn Châu bảo vệ và duy trì ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm, phục vụ nguồn thực phẩm dịp cuối năm./.