Đi tiểu thường xuyên xảy ra chủ yếu do uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là caffeine. Nếu tình trạng đi tiểu thường xuyên không liên quan đến thức uống thì có thể do một bệnh lý có từ trước như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), viêm bàng quang kẽ hoặc tiểu đường.
Triệu chứng rõ ràng của việc đi tiểu thường xuyên là đi tiểu nhiều hơn bình thường, như: đi vệ sinh hơn 8 lần trong 24 giờ, thức dậy nhiều lần vào nửa đêm đi vệ sinh và có cảm giác muốn đi tiểu dù vừa mới đi xong.
Theo Very Well Health, có một số nguyên nhân gây ra tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường, bao gồm:
Ung thư bàng quang: ung thư bàng quang là một nguyên nhân hiếm gặp gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên. Trong trường hợp này, tiểu thường xuyên đi kèm với dấu hiệu như tiểu ra máu, đôi khi có cảm giác đau khi đi tiểu.
Bệnh tiểu đường: đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm tăng lượng nước tiểu do cơ thể tự đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài.
Thuốc lợi tiểu: những loại thuốc này được sử dụng để điều trị huyết áp cao hoặc sự tích tụ chất lỏng trong mô. Vai trò của thuốc lợi tiểu là làm cho người bệnh đi tiểu liên tục.
Viêm bàng quang kẽ (IC): bệnh trạng bàng quang mạn tính này có thể dẫn đến áp lực bàng quang, đau và muốn đi tiểu thường xuyên. Với viêm bàng quang kẽ, người bệnh dễ bị đau với tần suất cao.
Các bệnh thần kinh: đột quỵ hoặc Parkinson có thể làm hỏng các dây thần kinh kiểm soát việc lấp đầy hoặc làm rỗng bàng quang. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về bàng quang bao gồm cảm giác muốn đi tiểu liên tục.
Bàng quang hoạt động quá mức: khiến một người phải đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp ngay cả khi bàng quang không đầy. Bàng quang hoạt động quá mức có thể kèm theo rò rỉ nước tiểu, còn được gọi là són tiểu. Tình trạng này xảy ra bởi các vấn đề về thần kinh nhưng thường không rõ nguyên nhân.
Mang thai: một trong những lý do dẫn đến đi tiểu liên tục xảy ra ở các bà mẹ mang thai. Khi mang thai, nhu cầu đi tiểu tăng lên do các hormone và áp lực của em bé lên bàng quang.
Bệnh tuyến tiền liệt: các tình trạng tuyến tiền liệt, bao gồm tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (tuyến tiền liệt phì đại), ung thư và viêm tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu qua niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể) dẫn đến việc làm rỗng bàng quang.
Xạ trị: một trong những tác dụng phụ của bức xạ đối với khung chậu là tần suất tiểu. Bức xạ có thể gây kích thích bàng quang và đường tiết niệu, gây co thắt bàng quang và khiến một người phải đi vệ sinh gấp.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nguyên nhân gây ra nhu cầu đi tiểu khẩn cấp thường xuyên ngay cả khi bạn đã làm trống bàng quang. Các triệu chứng cũng có thể bao gồm đau khi đi tiểu, sốt nhẹ và nước tiểu đục hoặc có máu. Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ phổ biến hơn ở nam giới.
Đi tiểu thường xuyên có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tìm ra nguyên nhân gây đi tiểu thường xuyên và điều trị bệnh là cách tốt nhất để đối phó với chứng đi tiểu thường xuyên. Nếu tình trạng được chẩn đoán là bàng quang hoạt động quá mức thì việc điều trị có thể bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, các bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh ở sàn chậu, theo dõi lượng chất lỏng nạp vào và bài tập rèn luyện bàng quang. Việc rèn luyện bàng quang đòi hỏi phải tuân theo một lịch trình đi tiểu nghiêm ngặt và tăng thời gian giữa các lần đi tiểu.