Chi tiết bất ngờ về sự sống đầu tiên trên sao Hỏa
Theo nghiên cứu mới công bố, các vi sinh vật cổ đại trên sao Hỏa đã gây ra biến đổi khí hậu dẫn đến phá hủy bầu khí quyển của hành tinh đỏ. Cuối cùng, sự sống đầu tiên trên sao Hỏa bị hủy diệt.
Tạp chí Nature Astronomy mới công bố kết quả nghiên cứu do Boris Sauterey - nhà thiên văn học tại Viện Sinh học thuộc trường Sư phạm Paris, Pháp và các cộng sự thực hiện. Theo nhóm chuyên gia, sự sống đầu tiên trên sao Hỏa đã tuyệt chủng từ lâu.
Cụ thể, nhóm chuyên gia cho hay các vi sinh vật cổ đại trên sao Hỏa đã gây ra biến đổi khí hậu. Hậu quả là bầu khí quyển trên hành tinh đỏ bị phá hủy. Cuối cùng, sự sống trên sao Hỏa bị "xóa sổ".
Nhóm của nhà thiên văn Boris đưa ra nhận định này sau khi thiết lập một mô hình nghiên cứu về khí hậu, mô phỏng sự tiêu thụ khí hydro và sản sinh khí methane của các vi sinh vật trên sao Hỏa vào khoảng 3,7 tỷ năm trước.
Theo các chuyên gia, vào thời điểm trên, các điều kiện về khí quyển trên sao Hỏa có nhiều điểm tương đồng giống như ở trên Trái đất.
Thế nhưng, thay vì tạo ra một môi trường để sự sống tồn tại và phát triển ở Trái đất, những vi sinh vật trên Sao Hỏa thuở sơ khai đã có thể tự đẩy nền văn minh trên hành tinh đỏ đến bờ vực diệt vong.
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, sở dĩ sự sống trên Trái đất phát triển và tồn tại đến ngày nay trong khi trên sao Hỏa thì diệt vong còn do thành phần các khí của hai hành tinh cũng như khoảng cách tương đối của chúng đến Mặt trời.
Do nằm cách xa Mặt trời hơn Trái đất, sao Hỏa phụ thuộc nhiều hơn vào các khí nhà kính để giữ nhiệt như: carbon dioxide và hydro.... Chúng tạo thành một lớp sương mù dày đặc, giúp duy trì nhiệt độ ở mức độ phù hợp cho sự sống.
Do đó, vi sinh vật cổ đại trên sao Hỏa sinh tồn bằng cách lấy và sử dụng hydro và đào thải methane.
Điều này khiến khí quyển của hành tinh đỏ ngày càng xấu đi và khó có thể tiến hoá thành các dạng sống phức tạp. Cuối cùng, những vi sinh vật này biến mất khỏi sao Hỏa./.