1-1660732438.jpg
Cây trôi cổ thụ chết khô sau khi được dân làng “bảo dưỡng”.

Những ngày này, hàng trăm người dân xóm Yên Lạc, xã Thanh Ngọc (huyện Thanh Chương, Nghệ An) vô cùng nuối tiếc khi cây trôi cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị héo khô, chết dần.

2-1660732466.jpg
Tán và cành cây héo khô, trụi lá.

Qua quan sát, gốc cây trôi này có đường kính hơn 4m (khoảng 10 người ôm không xuể), cao hàng chục mét, cành tỏa rộng, gốc cây có nhiều ụ lớn...

Nhiều người dân địa phương cho hay, trước đây, hàng năm cây đều xanh tốt, cành tán sum suê, đến mùa cây cho quả rất nhiều, người dân trong làng thường ra hái quả để ăn. Quả trôi nhỏ hơn quả xoài, khi chín rất thơm và ngọt.

3-1660732476.jpg
5-1660732506.jpg
Thân cây, cành cây đã bị mục, nhiều mảng vỏ bị bong tróc…

Ông Nguyễn Mạnh Quý - Bí thư Chi bộ xóm Yên Lạc (xã Thanh Ngọc) cho biết, làng Yên Lạc hình thành từ cách đây 500 năm, cây trôi này là chứng tích lịch sử của làng. 

6-1660732609.jpg
Hình ảnh cây trôi ra lá non sau khi được tôn tạo.

Sau khi được chăm sóc, cây trôi ra lá non, nhưng sau đó một thời gian thì xuất hiện rất nhiều sâu ăn lá nên xóm đã thuê người đến phun thuốc trừ sâu cho cây.

Khoảng tháng 4/2022, cây trôi bị rụng hết lá và có dấu hiệu chết khô, thân cây, cành cây đã bị mục, nhiều mảng vỏ bị bong tróc… Nguyên nhân cây chết khô dần vẫn chưa được xác định cụ thể.

“Chúng tôi dự tính sau tôn tạo sẽ làm các thủ tục để đăng ký cây di sản Việt Nam. Nhưng giờ đây cây đã chết khô dần, kế hoạch không thành rồi nên bà con ai cũng tiếc nuối”, ông Quý cho hay.

7-1660732638.jpg
Người dân làng Yên Lạc tiếc nuối khi cây trôi bị chết khô.

Ông Trịnh Văn Thưởng, Chủ tịch UBND xã Thanh Ngọc (huyện Thanh Chương) thông tin thêm, Chi bộ và Ban chỉ huy xóm đã tiến hành họp nhân dân để tìm phương án xử lý cây trôi này.

“Trước mắt thì sẽ theo dõi thêm một thời gian xem cây có mọc mầm nữa hay không, nếu cây đã chết hẳn thì cần có phương án sớm xử lý để đảm bảo an toàn; đồng thời trồng cây mới để tạo cảnh quan xung quanh khu vực”, ông Thưởng nói./.