Đâu là điểm kết thúc của cuộc xung đột Nga – Ukraine?
Ngày 24/8 là Ngày Độc lập lần thứ 31 của Ukraine, đồng thời cũng là mốc thời gian cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát kéo dài nửa năm.
Hiện tại, xung đột giữa Nga và Ukraine ở Donetsk vẫn đang diễn biến khốc liệt; cái chết của nữ nhà báo Nga Daria Dukina vẫn còn nhiều bí ẩn cần giải đáp và những vụ tấn công thường xuyên nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, đã khiến cả thế giới lo lắng.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, vốn được lên kế hoạch ban đầu là một cuộc tấn công chớp nhoáng, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Một số nhà phân tích cho rằng, xung đột giữa hai bên có thể leo thang hơn nữa.
"Trong sáu tháng qua, khi xung đột giữa Nga và Ukraine chưa biết đi về đâu, thì thế giới đang ở trên bờ vực; nhưng chúng tôi cảm thấy rằng, đây chỉ là một khúc dạo đầu"; tạp chí Politico đã đưa ra dự đoán như vậy.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra, nếu đây vẫn là thời điểm bắt đầu, thì đâu là điểm kết thúc của cuộc xung đột này?
Xung đột vẫn tiếp diễn, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và bước ngoặt cuộc chiến vẫn chưa đến.
Ngày 24/2, Tổng thống Ukraine Zelensky đã có bài phát biểu trên toàn quốc, thông báo về một "hoạt động quân sự đặc biệt" của Nga chống lại Ukraine. Trong sáu tháng sau đó, hai bên luôn đồng hành với nhau bằng những cuộc “trao đổi về hỏa lực” và thương vong.
Gần đây, Nga tuyên bố đã bắt đầu sản xuất hàng loạt vũ khí như tên lửa hành trình siêu thanh Zircon và Ukraine một lần nữa sẽ nhận được khoản viện trợ quân sự mới của Mỹ trị giá 3 tỷ USD.
Cùng với đó là vụ sát hại Dalia Dukina, con gái của nhà xã hội học nổi tiếng người Nga Alexander Dukin, càng làm tình hình ở Nga và Ukraine thêm tồi tệ.
Điều đáng nói là cả Nga và Ukraine đều cho rằng, ngày 24/8 là điểm mấu chốt để bên kia tung ra một đợt tấn công mới.
Vì lý do an toàn, Kiev - thủ đô Ukraine, đã quyết định hủy bỏ tất cả các lễ kỷ niệm công khai liên quan đến Ngày Độc lập từ ngày 22 đến ngày 25, và các nhân viên chính phủ cũng chuyển sang làm việc tại nhà.
Vào ngày 23/8, trang web của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine cũng đưa ra cảnh báo an ninh mới, một lần nữa kêu gọi công dân Mỹ rời khỏi Ukraine càng nhanh càng tốt.
Đánh giá về tình hình cuộc xung đột hiện nay, phóng viên CNN của Mỹ tại Ukraine cho rằng, tình hình lo lắng hiện nay và tác động của nó vượt xa mong đợi của tất cả các bên.
Diễn biến bất ngờ này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những đánh giá được và mất của Nga, Ukraine và NATO cũng như hoạch định chiến lược trong giai đoạn tiếp theo.
Tờ CNN cho rằng, những trận đánh được gọi là cam go do Nga chủ động và chiến thuật du kích tại Ukraine đã đạt được kết quả tương ứng; nhưng trong thời điểm hiện tại, chưa có “điểm ngo” nào có thể thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những cuộc đấu trí, chiêu trò giữa hai bên gia tăng thời gian gần đây, điều này làm dấy lên lo ngại xung đột có thể leo thang và ngày càng gay gắt.
"Ngoài tình hình đáng lo ngại ở tiền tuyến của Nga và Ukraine, việc Ukraine liên tục tuyên bố phản công, những cáo buộc lẫn nhau giữa Nga và Ukraine về vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, thường xuyên phá hủy Crimea và cái gọi là vụ ám sát ở Nga, v.v., đang tiếp tục thay đổi nhận thức nội bộ của hai nước về cuộc xung đột này"; CNN viết.
Những hành động nào tiếp theo của Nga và Ukraine?
Hai bên có thể thực hiện những hành động nào tiếp theo? Theo quan điểm của một số chuyên gia nghiên cứu độc lập quốc tế, cả Nga và Ukraine hiện nay đều tin rằng, thời gian đang đứng về phía họ. Tất cả đều hy vọng rằng trong cuộc chiến tiêu hao này, bên kia sẽ là kẻ bị kéo xuống trước.
Nga hy vọng, trong khi tiến vững chắc trên chiến trường, Moskva có thể tận dụng nhu cầu năng lượng cao điểm sắp tới vào mùa thu và mùa đông, để gia tăng áp lực của châu Âu trong cuộc chiến tiêu hao này, nhằm sụt giảm nguồn viện trợ và làm hao mòn sự kiên nhẫn của châu Âu cho Ukraine.
Pháp, Đức và các nước khác lúc đó có thể gây áp lực lên Ukraine, để buộc phía Ukraine quay lại bàn đàm phán càng sớm càng tốt.
Do đó, trong tương lai, Ukraine có khả năng sẽ phát triển hơn nữa khái niệm chiến thuật tấn công phi đối xứng và tránh đi vào một cuộc xung đột quy ước với Nga.
Ukraine hy vọng sẽ sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác do NATO hỗ trợ, để tập kích sâu vào hậu phương của Nga, qua đó làm chậm việc tái tập hợp lực lượng và làm suy yếu sự tự tin tiến lên của quân Nga.
“Hiện tại, có một mối đe dọa nguy hiểm hơn, có thể trở thành ngòi nổ cho tình hình leo thang hơn nữa”; CNN viết, “Nếu Nga coi cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea, là cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, thì trong tương lai, Nga có thể sử dụng điều này như một cái cớ, để huy động quân sự quy mô lớn hơn, nhằm mở rộng cường độ và quy mô của cuộc xung đột Nga-Ukraine".
Các cuộc đàm phán hòa bình khó có cơ hội tiếp tục
Về việc khi nào xung đột sẽ kết thúc, CNN viết rằng, về tổng thể, cuộc xung đột còn lâu mới đến mức có thể kết thúc.
Mặc dù bất kỳ cuộc xung đột nào cuối cùng cũng có thể kết thúc thông qua các cuộc đàm phán, hiệp ước và các biện pháp ngoại giao khác;
Nhưng hiện tại, Nga và Ukraine không chỉ có niềm tin cao vào việc đánh bại đối thủ của họ trên chiến trường, mà còn tin rằng, phe của họ sẽ mở ra một “cửa sổ” chiến lược trong giai đoạn mới. Do đó, trong ngắn hạn, khả năng hai bên nối lại hòa đàm và ký kết bất kỳ thỏa thuận nào là thấp.
Trong trường hợp của Ukraine, yếu tố quyết định chủ yếu đến từ bên ngoài. Thời hạn và quy mô viện trợ của Mỹ và châu Âu cho Ukraine, cũng như sự tin tưởng của Mỹ và châu Âu vào việc, liệu Ukraine có thể đạt được một cuộc phản công hay không, là những yếu tố chính quyết định mục tiêu và hình thức của toàn bộ hoạt động quân sự của Ukraine.
Về phía Nga, yếu tố quyết định chủ yếu nằm ở bên trong, tức là cách đánh giá của Điện Kremli và toàn bộ cấp ra quyết định. Thế trận giằng co có tiếp tục hay không và sự khác biệt về lợi ích và tổn thất do thời gian của nó mang lại, là những yếu tố quan trọng, quyết định chiến lược tương lai của Nga.
Các chuyên gia dự đoán, vào tháng 9 năm nay, vùng Kherson và Zaporozhye của Ukraine có kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc các khu vực này gia nhập Nga; đây sẽ là một tín hiệu quan trọng.
Để cuộc trưng cầu thành công, Nga phải đạt được toàn quyền kiểm soát cả hai khu vực xung quanh ngày trưng cầu dân ý. Và một khi hai khu vực này, tham khảo cách Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, để về “với đất mẹ Nga”, thì nó có thể trở thành yếu tố then chốt, trong việc xác định hướng xung đột.
Cuộc xung đột khi đó có thể tiếp tục, hoặc Nga tuyên bố chiến thắng trên cơ sở Kherson và Zaporozhye trở thành “tỉnh” của Nga, hoặc chiến dịch Donetsk kết thúc với một tuyên bố đơn phương chiến thắng từ Nga./.