Mới đây CDM lại xôn xao về việc ngày càng có nhiều nữ sinh mất tích vì nghe theo những lời lẽ từ các ổ đa cấp với mục tiêu làm giàu, đi du học nước ngoài về кіếм tiền tỷ mỗi tháng, ngồi không check tin nhắn tháng ĸіếм trăm triệu.
Nữ sinh viên Trần Nữ Kim Trà (sinh 2001, quê Bình Định). Hiện là sinh viên năm nhất trường Đại học Mở TP.HCM. Đây cũng chính là nữ sinh mất tích 10 ngày qua sau khi cầm hơn 500 triệu đồng từ gia đình để “làm hồ sơ du học”.
Ảnh: FBNV
Sau dịch Covid-19, Trà mang hồ sơ học bổng nước ngoài về Bình Định xin bố mẹ gần 500 triệu đồng để chứng minh tài chính đi học. Từ đêm 24/5, Trà rời khỏi nhà và đến nay không liên lạc được. Từ đó đến nay, điện thoại Trà không liên lạc được, Facebook, Zalo đều không hoạt động.
Lục lại tư liệu trong ма́y tính của Trà, gia đình phát hiện Trà sinh hoạt và thường xuyên nhắn tin nhiều người với nội dung liên quan đến chiến thuật làm giàu, kinh doanh. Nhiều hình ảnh thể hiện Trà được đào tạo, sinh hoạt cùng Team 360. Gia đình đã báo công an.
Tuy nhiên, sau khi cộng đồng mạng chia sẻ để người nhà tìm em, thì Trà xuất hiện trên Facebook, nhắn cho các page với lời lẽ trách móc “sao lại cản mục tiêu sống của em.”
Ảnh chụp màn hình
Những dòng tin nhắn trách móc
Tin nhắn trách móc của em Tr vì các anh “cản mục tiêu sống của bọn em”.
Nữ sinh viên Lê Thị T (sinh 2000, quê Bình Thuận). Hiện là sinh viên năm 2 trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Cơ sở D.
Gia đình cho biết: “Trong đợt nghỉ dịch, Tuyết báo với gia đình ở lại làm thêm, rồi sau đó về nhà xin gia đình 400 triệu để đi du học. Em cho biết nhà trường có vài suất học bổng đi học tại Phần Lan mà người ta tài trợ chi phí hết 70% còn lại đóng 30% nên em này có mang giấy tờ chứng nhận bên nước ngoài gửi về nữa.
Gia đình cũng không nghi ngờ gì cả cứ nghĩ em nói thật nhưng với khoản tiền quá lớn như vậy thì không thể xoay cho em đi học được nên thôi. Em này bảo là chỉ còn gia hạn thêm 2 ngày nữa thôi, gia đình mới khuyên ở lại đây học, em không chịu nên đã bắt xe lên lại Sài Gòn. Gia đình lúc đó không rành về mấy vụ đa cấp nên cũng không nghi ngờ gì. Sau đó mới biết ra thực hư câu chuyện của bạn chung phòng trọ kể lại. Báo cho gia đình biết là dạo gần đây em này có biểu hiện lạ. Có chụp lén vài tin nhắn của em này nhắn tin gửi cho gia đình xem thì mới phát hiện ra em này dính bẫy đa cấp và đã bỏ học. Hiện tại Tuyết đã cắt mọi liên lạc với bạn bè, gia đình gọi nhiều lúc không nghe máy, cứ bảo gia đình phải gửi tiền lên để trả nợ. Gia đình đã nhiều lần khuyên nhưng em không chịu nghe nên rất lo lắng, sợ em вị Լừа đảo và nhà không có điều kiện.”
Tiếp đến là nữ sinh tên N.H.S (sinh năm 1998, là sinh viên năm cuối của trường Hutech). Cũng với hình thức tương tự, em xin 450 triệu đồng từ gia đình để đi du học ở Phần Lan nhưng vì gia đình yêu cầu cung cấp giấy trúng tuyển để đi du học nên cuối cùng em đã thừa nhận rằng mình đang làm việc cho một công ty đa cấp ở quận Thủ Đức.
Mặc dù cho gia đình có cố khuyên ngăn hết mức nhưng S. luôn miệng nói những dẫn chứng về lý tưởng sống, mục tiêu cao các thứ. Từ khi dính vào ổ đa cấp, nữ sinh S. lơ đi việc học, đi ra ngoài suốt ngày và có khi qua đêm không về phòng trọ rồi còn đi mượn tiền bạn bè khắp nơi.
Anh H, anh trai của пữ ѕіпʜ S chia sẻ: “Từ ngày tham gia công ty đó, em gái mình thay đổi tính cách hoàn toàn. Mong em nó nhận thức được sự lừa đảo của mấy công ty này và lo tập trung học”
(Theo: Tổng Hợp)