Tìm kiếm
Đăng ký
Đăng nhập
Tìm kiếm
Xôn xao hình ảnh quả bóng World Cup 2022 được sạc pin
Bóng Al Rihla được sử dụng trong World Cup 2022, tích hợp cảm biến công nghệ cao nhưng chỉ sử dụng được sáu tiếng liên tục sau mỗi lần sạc.
Huy Hoàng
09:16 01/12/2022
0
Chia sẻ Facebook
Chia sẻ Twitter
Chia sẻ Zalo
World Cup 2022: Ba đội đầu tiên vào vòng 1/8
CĐV bị đuổi khỏi sân World Cup vì mặc áo hình tượng khỏa thân
Nhận định Ba Lan vs Argentina bảng C World Cup 2022, 02h00 ngày 01/12
Mới đây, một hình ảnh được chia sẻ lên Facebook và một số nền tảng mạng xã hội như Twitter, Reddit… cho thấy trái bóng được sử dụng tại World Cup 2022 đang được cắm sạc pin trước khi trận đấu diễn ra.
Hình ảnh này đã gây sốt cộng đồng mạng và khiến nhiều người xôn xao khi họ lần đầu tiên nhìn thấy trái bóng trong môn thể thao vua cần phải cắm sạc. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một hình ảnh được chỉnh sửa và không có thật. Vậy sự thật đằng sau bức ảnh này là gì?
Al Rihla là bóng chính thức được sử dụng tại World Cup 2022 với tên gọi có nghĩa "hành trình" trong tiếng Ả Rập. Bên trong bóng có các cảm biến để đo dữ liệu chính xác cao như tốc độ, hướng bóng. Chúng được sử dụng kết hợp với công nghệ VAR và bắt việt vị bán tự động.
Theo Adidas, các cảm biến sử dụng năng lượng từ pin kích thước nhỏ. Thời gian sử dụng là 6 tiếng liên tục ở cường độ cao, hoặc 18 ngày nếu không dùng (trạng thái chờ). Cảm biến trong bóng nặng 14 gram, đủ nhỏ để không ảnh hưởng đến quỹ đạo trái bóng so với bóng thông thường.
"Bất cứ khi nào bóng được đá, đánh đầu, ném hoặc thậm chí chạm nhẹ, hệ thống sẽ ghi nhận rung động ở tốc độ 500 khung hình/giây", Maximillian Schmidt, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Kinexon, công ty sản xuất cảm biến, cho biết. Dữ liệu được gửi thời gian thực từ cảm biến đến hệ thống định vị cục bộ (LPS) với nhiều ăng-ten mạng lắp đặt xung quanh sân để có thể tổng hợp và sử dụng ngay lập tức.
Trong mỗi trận đấu, nhiều bóng được dùng thay phiên và hệ thống của Kinexon có thể nhận biết việc này. "Khi bóng bay ra khỏi biên trong trận đấu hoặc được đá vào để thay thế, hệ thống phụ trợ của Kinexon sẽ tự động chuyển sang lấy dữ liệu từ quả bóng mới mà không cần sự can thiệp của con người", Schmidt phân tích.
Tuy nhiên, thiết kế của Al Rihla cũng gây tranh cãi khi một số cầu thủ cho rằng nó bay nhanh hơn so với các bóng được sử dụng trước đây. "Mỗi lần chuyền, tôi lại có cảm giác nó hơi khác một chút. Tôi thấy nó nhẹ hơn loại bóng tôi thường sử dụng ở giải quốc nội. Cảm giác nếu bạn đặt quá nhiều lực, nó dễ dàng bay khỏi sân đấu", Kieran Trippier, hậu vệ tuyển Anh, nói.
Adidas không tiết lộ giá mỗi quả bóng nhưng theo một số trang công nghệ, người dùng có thể mua phiên bản không cảm biến của Al Rihla với giá 160 USD (3,9 triệu đồng).
Công nghệ bắt việt vị bán tự động sử dụng 12 camera gắn bên dưới mái che sân vận động để theo dõi chuyển động của quả bóng và 29 điểm dữ liệu của từng cầu thủ. Tốc độ phân tích đạt 50 lần mỗi giây, giúp tính toán vị trí chính xác của họ trên sân.
Bên trong quả bóng gắn 1 cảm biến truyền dữ liệu đến phòng điều hành video với tốc độ 500 lần mỗi giây.
Dựa trên các công cụ hỗ trợ này, hệ thống bắt việt vị sẽ theo dõi chuyển động của cầu thủ và thời điểm bóng rời chân để đưa ra quyết định chính xác nhất.
FIFA ước tính công nghệ bắt việt vị bán tự động sẽ giúp cắt giảm thời gian đưa ra quyết định từ mức trung bình 70 giây bằng việc xem lại băng hình ngoài đường biên hiện tại xuống còn từ 20 đến 25 giây.
Theo
Thiên Trang -
trithuccuocsong.vn
Bạn nghĩ sao về bài viết này?
Gửi
quả bóng
World Cup
sạc pin
Đăng ký / Đăng nhập
Nhớ mật khẩu
Quên mật khẩu?
Đăng nhập
Chưa có tài khoản?
Đăng ký
Kết quả
×