2210-mua-ban-nguoi-noi-2155-1661238880.png
Đại tá Đinh Văn Nơi - Giám đốc Công an tỉnh An Giang. Ảnh: HD

Qua làm việc với 40 người nói trên, họ khai nhận thông qua không gian mạng và người quen, bị dụ dỗ sang Campuchia làm việc, với lời hứa hẹn "việc nhẹ, lương cao".

Theo Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, quá trình ghi lời khai, Công an tỉnh An Giang bước đầu ghi nhận các dấu hiệu của tội phạm “Mua bán người” và “Đưa người xuất nhập cảnh trái phép”.

Từ đó, Công an An Giang tiến hành điều tra, phát hiện 4 đường dây “Mua bán người” ở các tỉnh thành. Họ móc nối với số đối tượng ở Campuchia đưa lao động người Việt vào các casino lao động bất hợp pháp.

"Chúng tôi đã báo cáo Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) để phối hợp với Công an các tỉnh thành liên quan tiếp nhận tin báo, xử lý dứt điểm các đường dây", Đại tá Đinh Văn Nơi cho biết.

Theo Giám đốc Công an tỉnh An Giang, tỉnh Kandal giáp ranh với nước ta có tổng cộng 8 casino nhưng 1 cái đã tạm dừng do COVID-19 còn lại 7 cái hoạt động rất mạnh, sử dụng rất nhiều lao động Việt Nam và các nước khác.

Công an tỉnh Kandal đang phối hợp rất chặt chẽ với Công an tỉnh An Giang, hai bên thường xuyên trao đổi thông tin tiến hành rà soát lại tất cả các công dân không có giấy tờ hợp pháp để trao trả người cho Đại sứ quán và đưa người về trong thời gian tới.

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Lệ (SN 1980) và Lê Văn Danh (SN 1988), cùng ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang. Cả 2 bị tạm giữ để tiếp tục điều tra về hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép./.