Dưới đây là một vài con số thống kê lượt trận đấu này

6-1669358585.png
Nhật Bản ăn mừng chiến thắng lịch sử khi ngược dòng "hạ" ĐT Đức với tỉ số 2-1 trong trận ra quân vòng bảng tối 24/11 -Ảnh: FIFA.com

1/ Ba đội bóng châu Á không thua các nhà cựu vô địch thế giới: 

Saudi Arabia thắng Argentina 2-1; Nhật Bản thắng Đức 2-1; Hàn Quốc hòa Uruguay 0-0.

2/ Số bàn thắng: 41 (2,56 bàn/trận);

3/ Số trận hòa: 5

- Không tỉ số: 4 (Đan Mạch/Tunisia, Mexico/Ba Lan, Marocco/Serbia, Hàn Quốc/Uruguay);

- Có tỉ số: 1 (Mỹ/Xứ Wales 1-1);

4/ Trận đấu có bàn thắng cao nhất: Iran - Anh (8 bàn);

5/ Cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên: Antonio Valecia (Ecuador) ghi bàn vào lưới Qatar trong trận khai mạc;

7-1669358613.jpg
Paolo Gavi ghi bàn vào lưới Costa Rica khi mới 18 tuổi và 110 ngày - Ảnh: Rueters

6/ Cầu thủ trẻ tuổi nhất ghi bàn: Tiền vệ Pablo Gavi (Tây Ban Nha) 18 tuổi và 110 ngày. Đến thời điểm hiện tại, Gavi chỉ "chịu thua" Vua bóng đá Pele tại Cúp Thế giới 1958, khi đó Pele mới 17 tuổi và 249 ngày.

7/ Đội thủng lưới nhiều nhất: Costa Rica (thua 7 bàn trong trận gặp ĐT Tây Ban Nha); 

8/ Đội bị VAR "từ chối" bàn thắng nhiều nhất: Argentina (2 lần trong trận gặp Saudi Arabia);

8-1669358610.jpg
Martinez (Argentina) đưa bóng vào lưới Saudi Arabia. Tuy nhiên, theo luật mới của FIFA, trọng tài VAR xác nhận “cánh tay” Martinez đã việt vị. Trước đó, vào phút 22, Messi cũng bị VAR xác nhận việt vị và bàn thắng không được công nhận.

9/ Trận đấu nhiều thẻ vàng nhất:  Qatar/Ecuador; Mỹ/Xứ Wales - mỗi trận 6 thẻ vàng;

10/ Số quả phạt 11 m: 6 (đội được hưởng: Ecuador, Iran, Xứ Wales, Argentina, Đức, Bồ Đào Nha).

9-1669358665.png
Lịch thi đấu ngày 25/11 (bắt đầu lượt trận thứ 2 vòng bảng)

Theo Thanh Xuân - baochinhphu.vn