Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã hơn nửa năm và cuộc chiến này ngày càng làm mất đi sự chú ý của mọi người. Tờ Topwar của Nga dẫn lời quan chức giấu tên nước này cho biết, một loạt các máy bay Nga đang đậu tại sân bay Saki gần Novo Fedorovka trên bán đảo Crimea, đã bị thiệt hại nặng sau vụ nổ kho đạn xảy ra cách đây ít ngày.
Căn cứ Không quân Hải quân Saki, thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, gần Novo Fedorovka trên bán đảo Crimea, vừa hứng chịu một số vụ nổ dữ dội. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, không có thiệt hại về thiết bị hàng không và nhân sự; nhưng từ những bức ảnh do vệ tinh chụp, rõ ràng phía Nga có hứng chịu thiệt hại.
Có thể thấy từ hình ảnh vệ tinh, ít nhất 3 trong số các máy bay chiến đấu tối tân Su-30SM của Hải quân Nga và 6-7 máy bay tiêm kích bom Su-24M đã bị phá hủy ngay tại sân bay; vượt quá tổng số tổn thất máy bay cánh cố định của Nga kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Đối với Quân đội Nga, tổn thất lần này là không hề nhỏ, mặc dù có thông tin cho rằng, trong số các trang thiết bị tại căn cứ, thì tiêm kích bom Su-24M và máy bay trinh sát cùng loại chiếm phần lớn số thiệt hại bởi vụ nổ.
Nếu số tiêm kích bom Su-24M chuẩn bị cho loại biên, nếu có mất cũng không sao. Nhưng 3 chiếc Su-30SM mới là máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga mới đưa vào biên chế được 2 năm, cũng bị phá hủy trong vụ nổ.
Trong khi đó, tổng số trang bị máy bay chiến đấu của toàn bộ Hạm đội Biển Đen không nhiều; nếu tính theo giá mua (của Nga), thì cũng thiệt hại cũng đến hàng trăm triệu USD, chưa kể ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu.
Nhưng điều thú vị nhất trong vấn đề này không phải là tổn thất của Quân đội Nga nặng nề như thế nào, mà là Quân đội Nga đã gặp phải những tổn thất đó như thế nào?
Xét cho cùng thì sân bay Saki, nơi xảy ra vụ nổ mặc dù nằm ở phía tây Crimea, nhưng đó cũng là về chiều sâu của Quân đội Nga, cách chiến trường gần nhất theo đường thẳng là hơn 200 km.
Bán đảo Crimea đã thuộc quyền kiểm soát của Quân đội Nga trong nhiều năm và nhiều hệ thống phòng không đã được được triển khai dày đặc ở đây. Trước đó, Quân đội Ukraine đã thử nhiều cuộc đột kích, nhưng không có ghi nhận thành công.
Về khoảng cách, với việc thất bại trước hàng chục đợt phản công vào Kherson của Quân đội Ukraine, tất cả vũ khí trong tay của Quân đội Ukraine đều không có khả năng đánh trúng mục tiêu ở độ sâu 200 km, kể cả những vũ khí được Mỹ viện trợ.
Những bệ phóng tên lửa HIMARS đang nổi như cồn của Quân đội Ukraine, thậm chí còn không tốt bằng BM-30 mà Quân đội Ukraine đã có từ trước cuộc xung đột;
Về mặt triển khai của Quân đội Nga, có một số hệ thống phòng không S-400 được triển khai trên bán đảo và họ tổ chức các chuyến bay tuần tra thường xuyên. Như vậy theo lý thuyết, Quân đội Ukraine không có khả năng sử dụng các phương tiện không quân để trực tiếp tấn công.
Vì vậy, Quân đội Nga nói đây là vụ nổ kho đạn ở sân bay, vẫn có độ tin cậy nhất định, sau khi hình ảnh vệ tinh lộ ra, còn thấy các hố bom trên sân bay.
Nhưng nếu nói rằng, đó là gây ra bởi một cuộc tấn công trực tiếp điển hình của đầu đạn cũng không sai; vì vậy, cũng có căn cứ để coi đây là một cuộc tấn công của Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, qua đo đạc từ ảnh vệ tinh cũng có thể biết rằng, hố bom lớn nhất trên sân bay có đường kính lên tới 16 mét; một hố bom cỡ này. chỉ có thể đạt được bằng một cuộc bắn phá trực tiếp bằng tên lửa có đầu đạn nặng ít nhất là 1 tấn.
Các loại tên lửa phóng từ hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ, có đầu đạn lớn nhất cũng chỉ đến 250 kg; vì vậy, cái gọi là Quân đội Mỹ đã hỗ trợ cho Quân đội Ukraine, sử dụng tên lửa HIMARS mới thì xác suất của cuộc tấn công này là rất thấp, và về cơ bản đã đủ loại ra khỏi các nguyên nhân.
Xin nhắc lại, tên lửa HIMARS chỉ là một bệ phóng tên lửa tầm xa trên khung gầm xe tải. Đối với cấp độ này, Quân đội Ukraine đã có một số lượng lớn pháo phản lực phóng loạt BM-30 và chất lượng các loại đạn pháo phản lực này, hoàn toàn không hề kém đạn pháo HIMARS.
Theo nhiều nhân chứng gần hiện trường, không hề có tiếng động của tên lửa hành trình bay ngang qua, hay quỹ đạo tái nhập điển hình của tên lửa đạn đạo tại hiện trường ngày hôm đó.
Những gì vụ nổ phát ra không phù hợp với tính chất của sân bay bị trúng tên lửa hoặc bom; những hố bom quy mô lớn trên hiện trường thực sự nên, như chính Quân đội Nga đã nói, làm nổ tung kho đạn chiến đấu, được đặt trên sân bay.
Do đó, dựa trên nhiều ý kiến khác nhau, kết quả vụ nổ tại Căn cứ Không quân Hải quân Saki gần Novo Fedorovka của Nga ở Crimea có thể xảy ra nhất, là do gián điệp và cơ quan tình báo Ukraine tiến hành.
Như vậy, mức độ cảnh giác và công tác bảo vệ ở các căn cứ hậu phương của Quân đội Nga chưa cao và việc gián điệp Ukraine nếu có thâm nhập vào đó, thì cũng không có gì là ngạc nhiên.
Hiện nay ngày càng có nhiều UAV tốc độ thấp, gián điệp Ukraine có thể sử dụng những UAV này mang thuốc nổ mạnh, tìm đến chỗ kho bom và kích nổ. Hiệu quả không hề thấp.
Đây cũng là một khả năng phù hợp nhất với mô tả về vụ nổ tại hiện trường và các UAV nhỏ và bay chậm, thực sự khó tìm thấy nếu không có hệ thống giám sát phổ điện từ quy mô lớn ở phía sau Quân đội Nga.
Và khi không có những dấu vết rõ ràng, có thể truy ngược lại như một cuộc tấn công bằng tên lửa.
Trong tình hình hiện nay, cả Nga và Ukraine đều nói chung một ngôn ngữ, nên các căn cứ ở hậu phương dễ bị gián điệp và kẻ phá hoại xâm nhập và rất khó chống lại hoạt động gián điệp.
Về bản chất, đây vẫn là một vụ tai nạn vũ khí có thể gây ra nhiều thiệt hại. Đơn giản là vì trong quá trình chiến đầu, nhiều loại vũ khí hàng không nguy hiểm như bom, tên lửa,... đều sẽ được xếp ra đường băng trước khi gắn lên các máy bay.