Vụ việc xảy ra tại chùa Kỳ Quang 2 tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.
Như đã đưa tin trước đó, ngày 01/09 nhiều người bức xúc trước vụ việc chùa Kỳ Quang 2 – Gò Vấp bị tố vô trách nhiệm với hài cốt, thương mại hóa việc làm từ thiện. Sau khi bị nhiều người phản ảnh, trụ trì cho biết hầm của chùa không nhận để hài cốt. Đồng thời, phủ nhận tin đồn “ém” tiền để cốt của bất kỳ gia đình nào.
Tuy nhiên, trước làn sóng phản ứng gay gắt, vị này đã giải thích nguyên nhân “tro cốt một đằng, di ảnh một nẻo” là do quá trình vệ sinh, tưới nước quá mạnh nên di ảnh bị rơi xuống. Để trấn an mọi người, ông còn khẳng định sẽ đưa hài cốt và di ảnh về đúng với vị trí ban đầu.
Trưa ngày 03/09, hàng trăm gia đình đang gửi tro cốt tại chùa Kỳ Quang đã yêu cầu làm rõ sự việc, thậm chí viết đơn kiện trụ trì về hành vi “xâm phạm mồ mả, thi thể, hài cốt.
Xúc động vì thấy tro cốt của thân nhân bị “ghẻ lạnh”, không thể nhận dạng, nhiều người đã bật khóc. Được biết để có được một “dằm” tại đây họ phải bỏ ra số tiền phí không hề rẻ.
Chia sẻ với VTC new, bà Minh Thanh (quận 1 – TP. Hồ Chí Minh) bức xúc:
“Ông xã tôi chết năm 1999, tôi đem vào chùa Kỳ Quang 2 để chôn. Thời điểm đó, thầy trụ trì nói một “dằm” có giá 6,5 cây vàng. Lúc đó tôi mua 2 “dằm”, trả 13 cây vàng.
Tới năm 2014, thầy nói phải giải tỏa khu đất nên phải bốc mộ lên thiêu. Tiền thiêu lúc đó hết 14 triệu đồng, tôi phải chịu toàn bộ. Thiêu xong, hũ tro cốt được đưa vào trong chùa, gắn tên gắn di ảnh. Thế nhưng hôm qua tôi đến, thấy hình một nơi, hũ cốt một ngả, tất cả đều được chất đống như rác.
Tính ra, tro cốt của ông xã tôi được gửi ở chùa Kỳ Quang 2 với giá ít nhất cũng hơn 6 cây vàng rồi, chưa tính tiền hỏa thiêu. Bây giờ vứt lộn xộn thế này, làm sao tôi tìm được đúng hũ cốt của ông xã tôi”, bà Minh Thanh bất bình.
“Đâu phải mỗi tiền phí 6 triệu đồng đâu, mỗi lần đến cúng cũng bỏ thêm vài triệu để vái lạy này kia. Giờ chứng kiến tro cốt của ông, bà, cha, mẹ bị vứt như vứt rác vậy ai không bức xúc”, ông Hùng quận Gò Vấp nói.
“Nhân ngày Vu lan ba mẹ em đi chùa thắp nhang hài cốt cho ông, bà ,cậu và chị những người đã mất được gửi cốt vào ngôi chùa danh tiếng này. Thì hỡi ơi những hủ cốt ấy thì bị họ di dời phải dùng từ là họ quăn vô một cái xó xỉnh , hình một nơi hủ cốt một ngã . Thì mọi người nghĩ coi có bức xúc không hả.
Mọi người đi cúng ai cũng bất bình. Nếu chùa không còn nhận để cốt thì cũng phải thông báo cho gia đình người nhà biết để người ta đem qua để ở chùa khác còn nếu kg có thân nhân thì gom lại tụng kinh rải về sông về đất
Đằng này quăn hết hài cốt vô 1 góc,hình thì bức ra thì làm sao gia đình tôi tìm đúng người thân của mình . Mọi người đi tìm trụ trì để nói chuyện cho ra lẽ. Ổng cố tình lẩn trốn .Bức xúc mọi người kêu công an, ủy ban đến làm cho ra chuyện.” – Chị Tiên Huỳnh trong bài viết nhận được sự quan tâm của dư luận.