Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có truyền thống hiếu học bao đời nay; trong đó, với sự vào cuộc của chương trình tín dụng học sinh, sinh viên (HSSV) do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện đã giúp đỡ nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội chăm lo việc học tập của con em.
Tín dụng chính sách ở vùng quê hiếu học Nghệ An
Lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Lưu tặng quà động viên sinh viên ở xóm 12, xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu). Ảnh: P.V

Không chỉ nổi tiếng với “làng tiến sĩ” từ thời xa xưa mà về Quỳnh Lưu hôm nay, người ta ấn tượng với “xóm đại học”. Ở xã miền núi Quỳnh Tân, xóm 5 đặc biệt nghèo khó nhất xã; đất đai khô cằn, đời sống nhân dân khó khăn, thiếu thốn. Thế rồi cũng như các thôn, xóm khác, cái nghèo của xóm 5 đã được chú ý.

Tín dụng chính sách ở vùng quê hiếu học Nghệ An
Giao dịch tín dụng ở xã Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu). Ảnh: P.V

Là một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn, nhưng phong trào học tập ở đây phát triển rất mạnh, nhất là ở xóm 5, “xóm đại học” luôn dẫn đầu về số lượng học sinh đỗ đại học, cao đẳng và đóng góp khá nhiều cử nhân, kỹ sư, bác sỹ, tiến sỹ có nghề nghiệp vững vàng và sự nhiệt tâm với quê hương, đất nước.

Ông Nguyễn Thành Tâm - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân

Đồng vốn chính sách thuộc chương trình tín dụng HSSV đã hỗ trợ kịp thời hiệu quả để con em nông dân theo đuổi ước mơ học tập. Các cấp hội, đoàn thể, các Tổ TK&VV của địa phương cũng đã làm tốt “cầu nối” cho NHCSXH chuyển tải đồng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Nhờ đó, trên địa bàn xã cơ bản không có HSSV nào phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí.

Ông Hồ Đình Quỳnh - Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Bảng

Tín dụng chính sách ở vùng quê hiếu học Nghệ An
Gia đình chị Đậu Thị Thu ở xóm Minh Thắng, xã Quỳnh Bảng vay vốn HSSV đầu tư cho con theo học Trường Đại học Y khoa Vinh. Ảnh: T.H

Thực tế cho thấy, Quỳnh Lưu là một trong những huyện có dư nợ chương trình tín dụng HSSV cao của Nghệ An. Phong trào học tập đã lan tỏa khắp toàn huyện, từ miền núi đến vùng biển.

Chị Hồ Thị Thoa - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cho biết: Với số lượng cán bộ có hạn, địa bàn rộng, chia cắt, NHCSXH huyện thường xuyên phải gồng mình trước áp lực khối lượng công việc lớn với hàng trăm nghìn món vay. Thế nhưng, nêu cao trách nhiệm làm “điểm tựa” đã chuyển tải nguồn vốn chính sách đến những gia đình nghèo hiếu học. Những người làm tín dụng nơi đây luôn nỗ lực, tận tâm, phối hợp hiệu quả với chính quyền các cấp và các tổ chức hội, đoàn thể ủy thác tổ chức thực hiện tốt chương trình.