Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, người làm từ thiện cần hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước...
Những ngày qua, chuyện minh bạch từ thiện lại được khơi gợi ra khi một nữ doanh nhân có tiếng trên sóng livestream yêu cầu một số sao Việt phải công khai sao kê từ thiện, chứng minh sự minh bạch khi cứu trợ người dân khó khăn.
Những ngày qua, chuyện minh bạch từ thiện lại được khơi gợi ra khi một nữ doanh nhân có tiếng trên sóng livestream yêu cầu một số sao Việt phải công khai sao kê từ thiện, chứng minh sự minh bạch khi cứu trợ người dân khó khăn.
Thủy Tiên là một trong những nghệ sĩ bị nữ doanh nhân nhắc tên và yêu cầu cô sao kê tất cả chứng từ liên quan đến số tiền 177 tỷ đồng kêu gọi cứu trợ miền Trung.
Nhân cơ hội này, nhiều anti-fan tiếp tục công kích, cho rằng Thủy Tiên ăn chặn tiền từ thiện, thiếu minh bạch trong công tác giải trình.
Trong buổi livestream vào tối 26/8, Thủy Tiên đã không giữ được bình tĩnh, bật khóc nức nở. Chồng cô - Công Vinh cho biết, ngay khi hết giãn cách xã hội, vợ chồng anh cùng tất cả những ai muốn chứng kiến sẽ đến ngân hàng làm việc để in toàn bộ sao kê, livestream công khai quá trình này tới nơi tới chốn.
Cũng bị nữ doanh nhân réo tên là Đàm Vĩnh Hưng. Nam ca sĩ khẳng định bản thân bị vu khống ăn chặn số tiền 96 tỷ đồng và cho biết sẽ mang câu chuyện này ra pháp luật để chứng minh sự trong sạch của mình và lột trần sự vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP.HCM, một lần nữa khẳng định, bất cứ cá nhân, tổ chức nào làm từ thiện đều đáng quý và đáng trân trọng, bởi nó thể hiện nghĩa đồng bào, lòng nhân ái giữa con người với con người với nhau.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP.HCM, một lần nữa khẳng định, bất cứ cá nhân, tổ chức nào làm từ thiện đều đáng quý và đáng trân trọng, bởi nó thể hiện nghĩa đồng bào, lòng nhân ái giữa con người với con người với nhau.
Đối với những ồn ào từ thiện trong thời gian qua, ông Ninh cho biết, cần có cơ chế để việc sử dụng tiền từ thiện được công khai, minh bạch và cũng là cách để bảo vệ những người làm từ thiện, tránh cho họ những ồn ào và tổn thương không đáng có dẫn đến không muốn làm từ thiện nữa.
Theo ông Ninh, bản thân người làm công tác quản lý phải nhìn ra vấn đề này, bởi đối với công tác từ thiện không chỉ là cá nhân người làm từ thiện và cộng đồng.
Theo ông Ninh, bản thân người làm công tác quản lý phải nhìn ra vấn đề này, bởi đối với công tác từ thiện không chỉ là cá nhân người làm từ thiện và cộng đồng.
Nếu người kêu gọi từ thiện có biên lai, chứng từ rõ ràng để chứng minh thì không có vấn đề gì, nhưng thực tế cho thấy, việc làm này mới xuất phát từ sự chủ động của người làm từ thiện mà chưa có quy định nào.
"Tình thương đồng bào, giữa người với người rất quý nhưng khi làm từ thiện thì phải có tổ chức để tránh điều tiếng và quan trọng là để số tiền ấy đến được với những người, những nơi thực sự cần.
Đáng tiếc là trong luật chưa có quy định về vấn đề này. Đa phần, người làm công tác quản lý mới suy nghĩ đơn giản rằng, ai muốn cho cứ việc cho và những người có tấm lòng từ thiện chỉ cần có người đứng ra kêu gọi là họ sẵn sàng ủng hộ ngay. Cho đến khi số tiền từ thiện qua lời kêu gọi của một cá nhân nghệ sĩ lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng thì xảy ra ồn ào.
Lẽ ra người làm công tác quản lý nên ra thông báo, những người có tấm lòng yêu thương, muốn giúp đỡ đồng bào thì nên thông qua tổ chức, đoàn thể ở địa phương, ghi rõ số tiền này chuyển cho Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng hay người nào đó sẽ thay họ đưa số tiền ủng hộ đến với người cần chúng", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh chỉ rõ.
Ông Ninh dẫn ví dụ ở Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, khi quyên góp, mỗi người thường làm phong bì, ủng hộ bao nhiêu thì đề rõ ràng bên ngoài số tiền và tên người ủng hộ rồi bỏ vào thùng quyên góp. Sau khi tổ chức kiểm tra thùng quyên góp này thì phải lập danh sách kê khai. Việc kê khai này cũng là việc làm phổ biến của nhiều quỹ từ thiện.
"Làm gì cũng phải dựa trên quy định của pháp luật và phải chặt chẽ. Tiếc là hiện nay vẫn còn những lỗ hổng trong quản lý cộng đồng.
Người muốn làm từ thiện chân chính thì luôn phải công khai, minh bạch và hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước. Các tổ chức, đoàn thể này này có trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra những thông tin không minh bạch liên quan tới các hoạt động từ thiện. Việc này vừa nhằm giúp các hoạt động từ thiện minh bạch hơn, đồng thời cũng là để bảo vệ người làm từ thiện khỏi những tai tiếng không đáng có", ông Nguyễn Lê Ninh nói.
Người muốn làm từ thiện chân chính thì luôn phải công khai, minh bạch và hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước. Các tổ chức, đoàn thể này này có trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra những thông tin không minh bạch liên quan tới các hoạt động từ thiện. Việc này vừa nhằm giúp các hoạt động từ thiện minh bạch hơn, đồng thời cũng là để bảo vệ người làm từ thiện khỏi những tai tiếng không đáng có", ông Nguyễn Lê Ninh nói.
Nhấn mạnh nguyên tắc "đồng tiền, bát gạo phải rõ ràng", vị Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đề cập đến trường hợp cụ thể của Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên. Theo đó, khi các nghệ sĩ đến địa phương nào làm từ thiện thì bao giờ cũng phải đến gặp chính quyền, đoàn thể ở địa phương đó để được hướng dẫn, thông tin, từ đó kêu gọi người dân đến hoặc chia thành các đội đến gõ cửa từng nhà để công tác cứu trợ đạt hiệu quả cao nhất.
"Thủy Tiên đã giúp đỡ cho những địa phương nào ít nhất phải có số liệu thống kê sơ khai ban đầu để quản lý, chẳng hạn: đã ủng hộ nơi nào, số tiền bao nhiêu, cộng lại đã đủ số tiền mà các mạnh thường quân ủng hộ thông qua cô hay chưa, thừa thiếu ra sao, nếu thừa thì số tiền còn lại ở đâu...? Những vấn đề ấy cần phải được làm rõ.
Điều cơ bản nhất ở đây là luật còn đang trống ở chỗ này và những người quản lý xã hội ở từng địa phương cũng thiếu đề xuất", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nhận xét.
Điều cơ bản nhất ở đây là luật còn đang trống ở chỗ này và những người quản lý xã hội ở từng địa phương cũng thiếu đề xuất", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nhận xét.
Nhìn lại những ồn ào từ thiện trong thời gian qua, đặc biệt là một số nghệ sĩ bị tố ăn chặn tiền từ thiện qua sóng livestream, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, nếu người tố có tâm thì chỉ cần viết thư cho tổ chức từ thiện của xã hội, đề nghị làm rõ những chuyện này vì thấy có một số chuyện chưa rõ ràng.
"Không nên phải livestream, cãi nhau tay đôi, kéo theo đó là đội quân "anh hùng bàn phím" hùa vào chỉ trích, săm soi, khiến nhiều người cảm thấy từ thiện là một áp lực, nhiều thị phi, dẫn tới tâm lý không dám làm từ thiện. Lòng thương người rất quý, song cũng cần có văn hóa" vị chuyên gia nhấn mạnh./.