Tập thể dục có tác dụng tăng cường chức năng tim phổi, thúc đẩy tuần hoàn huyết áp, tăng khối lượng cơ, cải thiện tỷ lệ trao đổi chất và duy trì sức khỏe của xương, thúc đẩy sức khỏe con người một cách toàn diện.

Với việc nâng cao nhận thức về sức khỏe, ngày càng có nhiều người bắt đầu nâng cao sức khỏe và duy trì vóc dáng của mình thông qua các bài tập thể dục. Tuy nhiên, một số phương pháp tập luyện không phù hợp thường dẫn đến chấn thương cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cách đây một thời gian, thông tin một giám đốc điều hành Huawei qua đời vì bệnh tim sau khi chạy 28 km khiến nhiều người không khỏi tiếc thương, mọi người cũng bắt đầu kiểm tra xem các phương pháp tập thể dục của họ có hợp lý về mặt khoa học hay không.

Hôm nay, không nói đến các phương pháp tập luyện cụ thể mà nói về 5 tình huống không phù hợp với tập thể dục, thể thao, nhiều bi kịch xảy ra vì những điều cấm kỵ khi tập thể dục, hãy cùng ghi nhớ nhé.

tap-the-duc-kieu-nay-cuc-hai-cho-co-the-1667005552.jpeg
Ảnh minh họa.

1. Tập thể dục sau khi thức khuya

Nguyên bào sợi bị tổn thương sau khi tập thể dục cường độ cao, hệ thống miễn dịch cũng sẽ tạm thời bị ức chế do tiết ra các hormone căng thẳng như cortisol.

Sau khi thức khuya, các tế bào cơ tim sẽ mỏng manh hơn, khả năng miễn dịch cũng giảm sút. Nếu bạn tập thể dục gắng sức hoặc tập thể dục trong thời gian dài sau khi thức khuya, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi quá mức, dễ bị chấn thương thể thao hoặc cảm lạnh, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim, gây tổn thọ.

2. Tập thể dục sau khi uống rượu

Sau khi uống rượu, tính linh hoạt của hệ thần kinh trung ương trong não sẽ giảm, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu cũng yếu đi. Tập thể dục sau khi uống rượu thì sự linh hoạt của chân tay giảm sút, dễ xảy ra chấn thương trong thể thao và cũng dễ bị thiếu oxy. Ngoài ra, tập thể dục sau khi uống rượu bia cũng có thể làm tăng căng thẳng cho gan và tim.

3. Tập thể dục trong giai đoạn cấp tính của bệnh

Giai đoạn cấp tính của bệnh là giai đoạn khởi phát cấp tính của các bệnh mãn tính, khi cơ thể có những biểu hiện khó chịu rõ rệt, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống bình thường, chẳng hạn như khi bệnh nhân bị tăng acid uric máu sẽ phát triển thành bệnh gút. Lúc này không thích hợp để tập thể dục.

Việc tập thể dục cưỡng ép sẽ làm nặng thêm tình trạng khó chịu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nặng. Khuyến cáo những người đang trong giai đoạn cấp tính của bệnh không nên tập. Khi đã hồi phục, hãy lựa chọn cường độ tập luyện tương ứng theo thể lực của mình.

Ngoài ra, dù cảm và sốt là những bệnh nhẹ nhưng vẫn không nên vận động mạnh trong thời gian bị bệnh, hoặc không nên vận động nhiều để tránh tăng gánh nặng cho tim và phổi.

tap-the-duc-kieu-nay-cuc-hai-cho-co-the-hinh-2-1667005593.jpeg
Ảnh minh họa.

4. Tập thể dục ngay sau bữa ăn

Tập thể dục ngay sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi ăn no, sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và phổi, tập thể dục khi đường tiêu hóa đang hoạt động cũng dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ. Nên nghỉ ngơi nửa tiếng sau bữa ăn, nếu cần vận động, làm việc sau bữa ăn thì không nên ăn quá no.

5. Tập thể dục trước khi đi ngủ

Do ban ngày chủ yếu dành cho công việc nên nhiều người chọn tập thể dục vào ban đêm. Thời gian tập thể dục buổi tối không nên quá muộn, nếu trước khi đi ngủ 1-2 tiếng mà tập thể dục thì dễ dẫn đến thần kinh giao cảm bị kích thích liên tục, từ đó gây mất ngủ.

Tập thể dục có thể giải phóng căng thẳng và rèn luyện ý chí, cuộc sống có kỷ luật cũng có thể làm tăng cảm giác thành công và hạnh phúc của con người.

Tựu chung lại, mục đích của việc tập luyện là có lợi cho cơ thể, không nên ép tập khi không phù hợp. Trong quá trình tập luyện, khi cơ thể đạt đến trạng thái giới hạn, đừng thử thách một cách mù quáng khả năng chịu đựng của cơ thể. Có sự thư giãn và nghỉ ngơi, tập thể dục vừa phải là tốt nhất./.