Tìm kiếm
Đăng ký
Đăng nhập
Tìm kiếm
Slovakia: Không có chuyện chuyển giao MiG-29 cho Ukraine
Bộ trưởng quốc phòng Slovakia khẳng định, các tiêm kích MiG-29 vẫn chưa ra khỏi lãnh thổ nước này.
Trần Trân
08:35 15/08/2022
0
Chia sẻ Facebook
Chia sẻ Twitter
Chia sẻ Zalo
Binh lính Ukraine gặp khó khăn với vũ khí NATO trên chiến trường
Mỹ sẽ chi trả gần 90 triệu USD giúp Ukraine giải toả bom mìn
Ukraine phải in thêm tiền để trả lương binh lính
Bộ trưởng Quốc phòng Yaroslav Nad cho biết, toàn bộ các chiến đấu cơ MiG-29 của quốc gia này, vẫn chưa ra khỏi biên giới.
Cụ thể, trong một đoạn Twitter được Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia đăng tải hôm chủ nhật vừa rồi đã khẳng định, các tiêm kích MiG-29 vẫn đang ở căn cứ không quân Sliac.
Theo kế hoạch, từ giờ tới hết tháng 8, phía Slovakia sẽ không có kế hoạch đưa dàn tiêm kích MiG-29 của mình ra khỏi biên chế. Thậm chí vào cuối tháng này, các chiến đấu cơ MiG-29 của Slovakia vẫn sẽ xuất hiện trong triển lãm hàng không STAF được tổ chức tại miền Tây nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia khẳng định, quyết định về số phận của những tiêm kích MiG-29 trong biên chế nước này vẫn chưa được định đoạn, nhưng sẽ được thông báo ngay khi có bất cứ diễn biến gì mới.
Trước đó, hồi cuối tháng 7 vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia cho biết, nước này đang thảo luận về việc bàn giao tiêm kich MiG-29 cho phía Ukraine, đổi lại, Mỹ sẽ chuyển tiêm kich F-16 cho Slovakia.
Tiêm kích MiG-29 Fulcrum là loại máy bay chiến đấu cơ hai động cơ lâu đời nhất của Nga, vẫn còn được sản xuất cho đến ngày nay. MiG-29 được đưa vào trang bị lần đầu tiên trong lực lượng Không quân Liên Xô vào năm 1982 và các dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động cho đến ngày nay.
Chiến đấu cơ MiG-29 được thiết kế với vai trò máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có thể cất cánh từ những đường băng dã chiến và được sản xuất với số lượng lớn, với yêu cầu bảo dưỡng và chi phí sử dụng thấp hơn. Cả Su-27 và MiG-29 đều được phát triển song song, và cả hai đều có chuyến bay đầu tiên vào năm 1977.
Chương trình MiG-29 chịu sự ảnh hưởng lớn từ việc Liên Xô tan rã, khi các đơn đặt hàng trong nước gần như hoàn toàn tạm dừng; phần lớn MiG-29, gồm khoảng 800 khung thân máy bay, đã được cất giữ trong kho dự trữ. Việc đầu tư vào hiện đại hóa đã bị cắt giảm, do ưu tiên hiện đại hóa chiến đấu cơ Su-27 để xuất khẩu.
Tuy nhiên MiG-29 không nằm im chờ chết, các nhà lãnh đạo công ty MiG đã thực hiện nhiều cải tiến, để MiG-29 có thể đáp ứng yêu cầu khách hàng. Đáng chú ý nhất là phiên bản cải tiến MiG-29M, biểu tượng cho sự vươn lên của MiG-29, trong thời kỳ suy thoái sau khi Liên Xô tan rã.
Nga hiện cung cấp cả MiG-29M được chế tạo mới để xuất khẩu, cũng như một số MiG-29 rẻ hơn, dựa trên khung thân máy bay MiG-29A, được sản xuất từ thời Liên Xô, hiện lưu trữ trong kho; nhưng được hiện đại hóa với các tính năng của máy bay thế hệ 4+.
Nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ trước đây, cũng lựa chọn MiG-29 làm tiêm kích chủ lực trong lực lượng, vì chúng có giá thành rẻ, dễ bảo trì, lại không yêu cầu kỹ thuật quá cao như máy bay chuẩn châu Âu.
Ukraine cũng là một trong số những quốc gia có kinh nghiệm lâu dài sử dụng chiến đấu cơ MiG-29 trong lực lượng, điều này khiến việc nhận viện trợ MiG-29 từ phương Tây, có phần khả dĩ hơn việc chờ đợi tiếp nhận chiến đấu cơ F-16.
Hiện tại, Ấn Độ đang là quốc gia sở hữu nhiều MiG-29 bậc nhất, với khoảng 150 chiếc trong biên chế./.
Theo
trithuccuocsong.vn
Copy link
Link bài gốc
Copy link
https://trithuccuocsong.vn/quan-su/slovakia-khong-co-chuyen-chuyen-giao-mig-29-cho-ukraine-1737550.html
Bạn nghĩ sao về bài viết này?
Gửi
Đăng ký / Đăng nhập
Nhớ mật khẩu
Quên mật khẩu?
Đăng nhập
Chưa có tài khoản?
Đăng ký
Kết quả
×