"Thủ phủ" cây gió trầm miền Trung

Xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) có hơn 1.700 hộ dân với hơn 5.500 nhân khẩu. Hầu hết các hộ dân trong xã đều trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây gió trầm. Những hộ trồng gió trầm có diện tích từ 3 sào đến 2 ha, tổng diện toàn xã khoảng hơn 300 ha.

z3021079881383bce966f4f4806d0a5ef415256e49bc22-1639488744480468730729-1639489980263620866967-1639537093.jpeg
Ông Nguyễn Xuân Thủy (trú tại thôn 1, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đang khai thác cây gió trầm. Ảnh: PV

Cây gió trầm là cây chủ lực phát triển kinh tế của địa phương, loại cây này đã giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Trồng, khai thác, chế biến cây gió trầm là nghề truyền thống lâu đời của địa phương, nhưng phát triển mạnh vào khoảng 20 năm trở lại đây. 

Hiện nay, trên địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê có nhiều tổ hợp tác, tổ hợp tác trồng, khai thác và chế biến cây gió trầm mang lại giá trị kinh tế cao. Ước tính tổng doanh thu trong xã khoảng 50 tỷ đồng/năm.

z3021116723255a3b13a290dcee2e2eb319c04ac5e1de8-16394887657131405831886-1639489847179824132657-1639537119.jpeg
Một cây gió trầm có trầm tự nhiên, trị giá hàng trăm triệu đồng. Ảnh: PV

Gió trầm (hay gió bầu, trầm gió, trầm hương) tên gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ trầm. Để trầm có chất lượng tốt, màu sắc đẹp, lượng tinh dầu cao phải khai thác cây gió trầm có độ tuổi từ 15 năm trở lên.

Sau khi khai thác, người chế biến dựa vào chất lượng, hình dáng trầm để quyết định tạo ra sản phẩm. Những khối trầm to, vân đẹp có mùi thơm sẽ được làm khối trầm cảnh, có giá trị từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Khối trầm nhỏ hơn được tận dụng làm trang sức, hương trầm và tinh dầu trầm.

z302117864703723974d36c484fc9b96f133abb9a799b8-16394903989541557358896-1639490632317117019738-1639537179.jpeg
Theo ông Nguyên Xuân Thủy xoi trầm đòi hỏi người thợ phải hết sức khéo léo để không phạm vào áo trầm. Ảnh: PV

Ông Nguyễn Xuân Thủy (trú tại thôn 1, xã Phúc Trạch) cho biết: "Những cây gió trầm bị sâu đục sau đó cây tự tiết tinh dầu để bảo vệ là loại trầm tự nhiên, loại này rất hiếm, mang lại giá trị kinh tế cao. Những cây không bị sâu đục lỗ, người dân tự tạo vết thương lên cây, sau đó bôi dầu vào để kích thích tiết tinh dầu trầm.

z3021178390047cb708c92644b2875b130345273703668-1639490472109479105075-16394907080751397702742-1639537210.jpeg
Những mạch trầm uốn lượn như trôn ốc, người thợ phải tỉ mẩn dùng cây móc nhỏ nạo từng chút gỗ. Ảnh: PV

Ông Bùi Thức Chính - Giám đốc tổ hợp tác trầm hương Hiền Linh, cho biết: "Trước khi khai thác cây gió trầm chúng phải kiểm tra cây bằng kinh nghiệm cá nhân như: độ tuổi, chất lượng trầm, mùi thơm... Để trầm có chất lượng tốt, màu sắc đẹp, lượng tinh dầu cao phải khai thác cây có độ tuổi từ 15 năm trở lên.

z3021129236288e4604d80f3dd51ccdfdabe6615319f40-1639488971109362205778-16394907745821472846992-1639537242.jpeg
Theo ông Bùi Thức Chính, khai thác cây gió trầm chúng phải kiểm tra cây bằng kinh nghiệm cá nhân như: độ tuổi, chất lượng trầm, mùi thơm. Ảnh: PV

"Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trầm hương giả. Để phân biệt được trầm thật hay không, người chơi trầm phải đốt nó lên để "test" mùi thơm của nó. Trầm thật khi đốt sẽ thấy được tinh dầu trầm sôi lên, tỏa ra mùi thơm dịu đặc trưng"- ông Thức bật mí.

Tỷ phú nông dân phất lên nhờ trồng cây gió trầm

Trầm gió sau khi được công nhân đẽo, gọt từ cây gió trầm được các cơ sở bán với giá từ 5-15 triệu đồng/kg, tùy vào chất lượng của trầm

z3021205671566b62519894edb6d5454c4e4b4c48a3736-16394890157622038647548-16394908194475129854-1639537275.jpeg
Ông Phạm Anh Tuấn bên cây gió trầm có giá hàng trăm triệu đồng. Ảnh: PV

Ông Phạm Anh Tuấn (tuổi trú xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê) đứng cạnh cây gió trầm tự nhiên có tuổi đời hơn 100 năm, thân cây 2 người ôm không hết. Cây trầm này được ông mua với giá hơn 200 triệu đồng.

z3021116982540f1100c110fe5b5b55f29c2a1154eb6aa-1639489110748106828067-16394902068101451112626-1639537309.jpeg
Những sản phẩm từ bàn tay khéo léo của người thợ đã trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, giúp bà con tăng thu nhập. Ảnh: PV

Ngoài phương pháp đốt để thấy tinh dầu trầm, những người làm trầm lâu năm có thể phân biệt chất lượng trầm bằng cách ngửi trực tiếp

z3021208204773730d7aeba9835d8c24ec102257fbe7fa-1639489166966233060193-1639490877048390811713-1639537337.jpeg
Kiểm tra gió trầm thật hay giả bằng cách ngửi bằng mũi. Ảnh: PV

Có kinh nghiệm hơn 20 năm khai thác, chế biến trầm, ông Phan Văn Minh (53 tuổi, trú xã Phúc Trạch, Hương Khê), cho hay: "Ngoài kinh nghiệm của người đi soi trầm, may mắn cũng đóng góp 1 phần rất lớn. Vì trầm ở trong thân cây nên người làm không biết được chắc chắn số lượng trầm trong thân cây là bao nhiêu, hình dáng ra sao.

z30211349486055901c7ef10a1ea93c8dd02361997de30-16394892847841892283083-1639489467223959649943-1639537365.jpeg
Lấy miếng trầm nhỏ, châm lửa đốt để kiểm tra chất lượng hương thơm. Ảnh: PV

Nếu may mắn gặp cây có trầm thơm, hình dáng đẹp thì lãi cả chục triệu đến hàng trăm triệu nhưng xui thì có khi mất trắng. Công đoạn đục xoi để lấy trầm cần đòi hỏi người có thâm niên cao, dẻo dai và tập trung cao vì nếu lỡ tay có thể làm hỏng, thất thoát trầm".

z302121481726645fb0c3dfd016bb1efa4d93d208c039e-1639489204572513589020-1639489691223921037842-1639537394.jpeg
Người thợ đang "xoi" trầm (hay còn gọi là lấy trầm), phần lõi đen là phần trầm hương có mùi thơm nhẹ nhàng. Ảnh: PV

Nghề trồng, khai thác, chế biến gió trầm mang lại nguồn thu nhập cao, giá hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, có thời điểm xấp xỉ tiền tỷ. 

z3021117673746a4a81be8878ef6e0dd4cd4e0a3e958cc-1639489345334526154943-16394909921771426762667-1639537423.jpeg
Sản phẩm từ gió trầm. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt - ông Nguyễn Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch UBND xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), nói: "Nghề trồng, khai thác, chế biến cây gió trầm là nghề truyền thống lâu đời của địa phương, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ vào khoảng 20 năm trở lại đây. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều tổ hợp tác, tổ hợp tác trồng, khai thác và chế biến cây gió trầm mang lại giá trị kinh tế cao. Ước tính tổng doanh thu trong xã đến hơn 50 tỷ đồng/năm.

"Cây gió trầm là cây chủ lực phát triển kinh tế của địa phương, loại cây này đã giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu tại địa phương. Hiện nay, đã có nhiều hợp tác xã đạt chuẩn OCOP 3 sao với sản phẩm từ gió trầm. Định hướng của chính quyền địa phương là quy hoạch để các cơ sở sản xuất có sự liên kết, cho ra chất lượng đồng đều, tạo ra thương hiệu cho gió trầm Phúc Trạch" - ông Nguyễn Xuân Nghĩa- Phó chủ tịch UBND xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh)./.