Có những trường hợp bị pháp luật liệt vào danh sách cấm kết hôn, nếu vô tình hay cố ý thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý theo luật định.
 
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cho thấy, sự kiện pháp lý nhằm xác lập mối quan hệ vợ chồng cũng như phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa hai người theo quy định của pháp luật được gọi là kết hôn. Đồng thời, nếu một cá nhân đủ điều kiện kết hôn và không nằm trong trường hợp bị cấm thì sẽ được phép kết hôn theo luật định. Và ngược lại, trong năm 2021 sẽ có những trường hợp bị cấm kết hôn dưới đây.
 
Điều kiện cần và đủ để một cá nhân có thể kết hôn
 
Cá nhân có quyền được kết hôn nhưng pháp luật sẽ có những quy định và điều kiện bắt buộc cá nhân đó phải tuân thủ theo.
 
Điều 8 tại luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về điều kiện kết hôn như sau:
 

 
Hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn
 
Cặp đôi đủ điều kiện kết hôn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để quá trình đăng ký kết hôn được diễn ra một cách suôn sẻ.
 
– Bản sao sổ hộ khẩu;
 
– Bản sao Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân;
 
– Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
 
Tất cả các loại bản sao trên phải được công chứng. Trường trường hợp 1 người hay 2 người muốn tái hôn cần có giấy chứng nhận của tòa án về tình trạng ly hôn hiện tại và bắt buộc phải có giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.
 
Kết hôn bị cấm nằm trong những trường hợp
 
Chẳng những vậy, tại điều 5 tại luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn nói thêm, nếu cá nhân không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn mới được kết hôn và phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện về kết hôn. Cụ thể với các trường hợp sau đây:
 
– Kết hôn giả tạo
 
Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình trạng này bạn có thể  gặp rất nhiều, ví dụ một người đàn ông/phụ nữ có quốc tịch Việt Nam muốn xuất cảnh, nhập cảnh và có đăng ký cư trú tại nước ngoài hay nhằm một mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình sẽ tìm kiếm một người phụ nữ/đàn ông ngoại quốc để kết hôn.


 
Kết hôn giả là tình trạng phổ biến hiện nay.
 
Đồng thời có một bản thỏa thuận về cuộc hôn nhân này thì nằm trong trường hợp không được kết hôn. Nếu bị phát hiện tình trạng kết hôn giả còn bị định tội theo pháp luật.
 
– Cản trở, lừa dối, cưỡng ép và tảo hôn
 
+ Tảo hôn là cá nhân chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định về độ tuổi kết hôn tại ddieeuf8, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định. Khi cơ thể chưa phát triển toàn diện cũng như tâm lý chưa đủ chín chắn của một cá nhân chưa đủ độ tuổi kết hôn chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ ly hôn tăng vợt trong những năm gần đây. Thậm chí, còn bị xử pháp nếu hành vi này diễn ra một cách trái phép.
 
+ Cưỡng ép kết hôn là một cá nhân bị một cá nhân khác hay bạn bè, gia đình, đặc biệt là cộng đồng dùng đủ mọi cách như uy hiếp, đe dọa, ngược đãi, hành hạ buộc phải kết hôn với một người họ không yêu và không muốn xây dựng gia đình.
 
+ Lừa dối kết hôn bạn thường thấy trong xã hội hiện nay như giả đại gia để lấy hot girl. Tưởng chừng anh là chủ một công ty lớn, có nhà lầu xe hơi, gia đình bề thế, tiền tiêu cả quyển nhưng cuối cùng lấy về mới biết anh chỉ là công nhân, không một đồng xu dính túi, mọi thứ chỉ là đi mượn.


 
Lừa dối để kết hôn không còn quá xa lạ trong xã hội hiện đại.
 
Hay giả là người con gái ngoan ngoãn, học thức để vào nhà hào môn, đến khi hoàn thành mục đích lộ rõ bộ mặt thật là người vợ hay ăn lười làm, chỉ biết nằm ngửa chờ chồng mang tiền về hưởng thụ.
 
+ Cản trở kết hôn là trái ngược với cưỡng ép, khi cả 2 người đều đủ điều kiện kết hôn và không nằm trong những trường hợp bị cấm kết hôn mà gia đình ngăn cấm, dùng đủ mọi chiêu thức để ngăn cản đôi lứa đến với nhau.
 
Bên cạnh đó, 2 người đã có chồng có vợ hay 1 người trong 2 người đã có chồng có vợ muốn kết hôn với nhau và cuộc hôn nhân trước đó chưa ra tòa ly hôn cũng bị cấm kết hôn với nhau. Đặc biệt, anh em họ hàng trong phạm vi 3 đời hoặc cùng một dòng máu trực hệ cũng phải tuân thủ theo quy định hôn nhân của pháp luật, nếu không muốn những đứa trẻ sinh ra bị dị dạng hay tử vong trước tuổi trưởng thành.
 
Thách cưới trong hôn nhân
 
Thách cưới là một trong những nghi thức cưới hỏi truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ phổ biến tại đất nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Trong đó, nhà gái sẽ thách cưới nhà trai bằng những món đồ thực tế và nhà trai buộc phải chuẩn bị một cách đầy đủ.
 
Đây cũng chính là cách để nhà trai tỏ lòng cảm ơn đến công ơn sinh thành, nuôi dưỡng cô con dâu tương lai mà nhà gái chăm sóc bao nhiêu năm nay. Trong Nghị định 126/2014/NĐ-CP, phụ lục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng hành vi thách cưới cao như tiền mặt, trâu bò, chiêng ché,… vượt qua khả năng của nhà trai.


 
Của cải nhà gái thách cưới không được vượt quá khả năng chi trả của nhà trai.
 
Ngoài ra, điều 3 tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng cho hay, trong việc kết hôn tự nguyện các yêu sách của cải không được cản trở quá đáng. Đây được cho là hành vi bị cấm nhằm bảo vệ hôn nhân và gia đình tự nguyện. Theo đó, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi này từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, còn phải cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm./.