Mặc dù trong Quyết định số 749/QĐ-UBND, ngày 7/3/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt phương án thành lập “Ban quản lý dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã quy định cơ cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý có 1 Giám đốc ban, 3 Phó Giám đốc và không quá 20 người làm việc. Tuy nhiên, sau đó bộ máy của Ban quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tăng thêm 1 Phó Giám đốc ban và tăng hơn gấp đôi số người làm việc.
Theo tìm hiểu của phóng viên, “Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” (sau đó được đổi tên thành Ban quản lý dự án NN&PTNT) được Bộ NN&PTNT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1929/QĐ.BNN-TCTL ngày 14/8/2012 với tổng mức đầu tư trên 5.705 tỉ đồng, vay vốn ODA Nhật Bản (JICA). Mục tiêu đầu tư xây dựng: Thông qua việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối, hệ thống kênh mương và cơ sở vật chất nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói, giảm nghèo đồng thời tăng cường năng lực cho đội ngũ quản lý và người hưởng lợi trong khai thác, vận hành có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi.
Dự án có hai hợp phần, trong đó hợp phần 1 thực hiện tại Nghệ An: Khôi phục nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An, gồm các hạng mục: Nâng cấp hệ thống tưới: Đập dâng Đô Lương, cống Tràng Sơn, kênh chính, kênh nhánh cấp 1, 2, 3, các công trình trên kênh và lắp đặt hệ thống SCADA và nâng cấp hệ thống tiêu: Nạo vét 3 trục tiêu và mở rộng cống Diễn Thành. Tổng mức đầu tư hợp phần 1 là 5.205 tỉ đồng, do Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư.
Dự án hoàn thành bảo đảm tưới ổn định cho 27.656 ha đất nông nghiệp; tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp 1,89m3/s và sinh hoạt 1,59m3/s (900.000 nhân khẩu) cho các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai. Cùng đó nâng cấp, mở rộng cống Diễn Thành để tiêu úng, giảm ngập cho 1.920 ha vùng trũng 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu; tập trung nạo vét hệ thống kênh tiêu Vách Bắc giảm ngập úng…
Dự án hoàn thành bảo đảm tưới ổn định cho 27.656 ha đất nông nghiệp; tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp 1,89m3/s và sinh hoạt 1,59m3/s (900.000 nhân khẩu) cho các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai. Cùng đó nâng cấp, mở rộng cống Diễn Thành để tiêu úng, giảm ngập cho 1.920 ha vùng trũng 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu; tập trung nạo vét hệ thống kênh tiêu Vách Bắc giảm ngập úng…
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ quản lý dự án, trên cơ sở ý kiến của Sở Nội vụ, ngày 7/3/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 749/QĐ-UBND “Về việc phê duyệt phương án thành lập Ban quản lý dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An”. Trong đó quy định cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: Lãnh đạo Ban có Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc; 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và không quá 20 người làm việc... Đồng thời, tại Điều 2 Quyết định trên, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT căn cứ Đề án được UBND tỉnh phê quyệt quyết định thành lập Ban quản lý dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An theo đúng quy định hiện hành.
Quyết định số 749/QĐ-UBND, ngày 7/3/2013 của UBND tỉnh phê duyệt, Ban QLDA NN&PTNT có Giám đốc, không quá 3 Phó Giám đốc và không quá 20 người làm việc...
Trên cơ sở Quyết định số 749/QĐ-UBND, ngày 7/3/2013 của UBND tỉnh và đề nghị của Sở NN&PTNT về việc đổi tên Ban quản lý dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An. Ngày 26/4/2013, Giám đốc Sở NN&PTNT lúc bấy giờ là ông Hồ Ngọc Sỹ ra Quyết định số 81/QĐ.SNN-TCCB, quyết định thành lập “Ban quản lý dự án NN&PTNT” (NAPMU). Tại quyết định này, về cơ cấu tổ chức bộ máy biên chế vẫn tuân theo Quyết định số 749/QĐ-UBND, ngày 7/3/2013 của UBND tỉnh về phương án và cơ cấu bộ máy tổ chức. Cụ thể, lãnh đạo Ban có Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc; có 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; biên chế số lượng người làm việc không quá 20 người.
Tuy nhiên, điều đáng nói là 3 tháng sau, ngày 26/7/2013, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 990/QĐ.SNN.QLXD về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án NN&PTNT, trong đó cơ cấu bộ máy tổ chức là 1 Giám đốc ban và 4 Phó Giám đốc, tăng thêm 1 Phó Giám đốc. Đây là điều trái với Quyết định số 749/QĐ-UBND, ngày 7/3/2013 của UBND tỉnh trước đó.
Chưa dừng lại, trong quá trình hoạt động của Ban quản lý dự án NN&PTNT từ năm 2013 đến nay, có thời điểm lên đến hơn 40 người làm việc, vượt số lượng tuyển dụng hơn 20 người so với định biên được phê duyệt?! Hiện tại, một số người đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, số người làm việc của Ban quản lý dự án NN&PTNT đang có 38 người. Theo tìm hiểu của phóng viên, số tiền quản lý dự án hơn 20 tỉ, hiện Ban quản lý dự án NN&PTNT đã chi tiêu hết từ năm 2019. Thế nhưng dự án trên đang kéo dài đến năm 2023!.
Chưa dừng lại, trong quá trình hoạt động của Ban quản lý dự án NN&PTNT từ năm 2013 đến nay, có thời điểm lên đến hơn 40 người làm việc, vượt số lượng tuyển dụng hơn 20 người so với định biên được phê duyệt?! Hiện tại, một số người đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, số người làm việc của Ban quản lý dự án NN&PTNT đang có 38 người. Theo tìm hiểu của phóng viên, số tiền quản lý dự án hơn 20 tỉ, hiện Ban quản lý dự án NN&PTNT đã chi tiêu hết từ năm 2019. Thế nhưng dự án trên đang kéo dài đến năm 2023!.
Hiện nay, sau khi ông Nguyễn Đình Thảo, Giám đốc Ban quản lý dự án NN&PTNT đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Hào, Giám đốc Ban quản lý dự án ngành NN&PTNT Nghệ An tiếp tục phục trách hoạt động ban. Tuy nhiên, sắp tới đây, dự kiến Ban quản lý dự án ngành NN&PTNT Nghệ An sẽ hợp nhất 4 Ban quản lý dự án thành 1 đầu mối, số lượng người làm việc dự kiến sẽ thừa rất nhiều.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hào cho biết: Hiện nay quân số của Ban quản dự án NN&PTNT sáp nhập vào Ban quản lý Dự án ngành NN&PTNT Nghệ An sẽ có hơn 100 người. Trong khi đó số lượng công việc không cần nhiều người như vậy và đặc biệt là hiện Ban tự chủ để chi trả tiền lương cho người làm việc, nếu không giảm số lượng người làm việc thì sẽ không có việc làm, không có lương để chi trả.
Như vậy, qua thông tin phản ánh và xác minh sự việc cho thấy, việc ông Hồ Ngọc Sỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT trước đây ra ban hành quyết định tăng thêm nhân sự lãnh đạo tại Ban quản lý dự án NN&PTNT mà không có sự chấp thuận của UBND tỉnh là việc làm trái với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc tuyển dụng số người làm việc tăng hơn gấp đôi số định biên do UBND tỉnh phê duyệt cũng là việc làm trái quy định. Mặt khác, hiện dự án chưa kết thúc nhưng số tiền quản lý dự án đã chi tiêu hết từ năm 2019 là một điều đáng lo ngại. Vậy, vì sao lại có tình trạng như trên và trách nhiệm của các cơ quan có liên như thế nào, để xảy ra sai phạm kéo dài gần 10 năm qua?
Ngoài ra, việc tuyển dụng số người làm việc tăng hơn gấp đôi số định biên do UBND tỉnh phê duyệt cũng là việc làm trái quy định. Mặt khác, hiện dự án chưa kết thúc nhưng số tiền quản lý dự án đã chi tiêu hết từ năm 2019 là một điều đáng lo ngại. Vậy, vì sao lại có tình trạng như trên và trách nhiệm của các cơ quan có liên như thế nào, để xảy ra sai phạm kéo dài gần 10 năm qua?