Mùa mưa lũ đang đến gần, nhiều nhà dân, trường học... nằm chênh vênh ven bờ sông Nậm Mộ, đoạn qua thị trấn Mường Xén, xã Hữu Lập, Hữu Kiệm, huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) lại đang đối diện với nguy cơ đổ sập. Tính mạng và tài sản của người dân luôn bị rình rập.
Người dân thị trấn Mường Xén, huyện rẻo cao Kỳ Sơn vẫn chưa quên nỗi kinh hoàng do cơn lũ quét lịch sử xảy ra năm 2011. Đêm mưa lớn từ thượng nguồn, nước sông Nậm Mộ dâng nhanh cuồn cuộn đổ về làm ngập, cuốn trôi nhiều nhà dân, trường học, bưu điện ở thị trấn. Một số xã Hữu Kiệm, Hữu Lập nằm bên sông Nậm Mộ cũng bị lũ quét lên quá nhanh nên không kịp trở tay, đành chung số phận.
Nhiều người dân nhớ lại, trận lũ quét năm 2011, nước lũ từ thượng nguồn đổ ập về quá bất ngờ, nhiều người dân chỉ kịp chạy thoát thân lên núi cao. Nước rút, toàn thị trấn phủ một lớp đất bùn lầy dày đặc.
Nhiều người dân nhớ lại, trận lũ quét năm 2011, nước lũ từ thượng nguồn đổ ập về quá bất ngờ, nhiều người dân chỉ kịp chạy thoát thân lên núi cao. Nước rút, toàn thị trấn phủ một lớp đất bùn lầy dày đặc.
Nhiều nhà dân chênh vênh bên bờ sông Nậm Mộ
Trận lũ quét lịch sử năm đó làm hơn 800 ngôi nhà dân nằm dọc sông Nậm Mộ bị ngập và cuốn trôi, gần 10 trường học bị nước bùn bao phủ, nhiều cầu treo trên sông Nậm Mộ bị cuốn trôi và hư hỏng. Ước tính thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Ông Lương Văn Biên, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Xén cho biết: Hơn 200 hộ dân sống trên địa bàn khối 4 và 5 của thị trấn Mường Xén luôn trong tình trạng lo âu, thấp thỏm khi tính mạng, tài sản có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Không có chỗ để dời đi, họ đành chấp nhận sống trong những ngôi nhà xuống cấp, nguy hiểm.
Chính quyền, người dân huy động nguồn lực sửa chữa lại nhà cửa để sinh sống nhưng cũng chỉ giải quyết vấn đề trước mắt. Nhiều gia đình chỉ mong muốn có chỗ ở mới ổn định, an toàn, không phải cảnh lũ về phải chạy đến ở nhờ nhà người thân. Tiền của nhân dân bỏ ra làm kè đá là không nhỏ nhưng vẫn là những đoạn kè đá tạm bợ, cục bộ, không có tính liên hoàn, nên mưa lũ lớn có thể phá hỏng bất cứ lúc nào.
Chính quyền, người dân huy động nguồn lực sửa chữa lại nhà cửa để sinh sống nhưng cũng chỉ giải quyết vấn đề trước mắt. Nhiều gia đình chỉ mong muốn có chỗ ở mới ổn định, an toàn, không phải cảnh lũ về phải chạy đến ở nhờ nhà người thân. Tiền của nhân dân bỏ ra làm kè đá là không nhỏ nhưng vẫn là những đoạn kè đá tạm bợ, cục bộ, không có tính liên hoàn, nên mưa lũ lớn có thể phá hỏng bất cứ lúc nào.
Theo thống kê của cơ quan chức năng huyện, hằng năm, cứ vào mùa mưa lũ, nhiều nhà dân ở dọc hai bên bờ sông Nậm Mộ, đoạn chảy qua khu vực thị trấn và các bản ven sông thuộc xã Hữu Lập, Hữu Kiệm lại lo âu, thấp thỏm. Đặc biệt, khu vực thị trấn Mường Xén nhỏ hẹp, nằm dọc theo quốc lộ 7, một bên giáp núi, một bên giáp sông Nậm Mộ. Phía giáp núi có độ dốc lớn, việc san ủi mở rộng mặt bằng cho dân cư không mấy dễ dàng; khu vực giáp sông Nậm Mộ rộng nhất ra đến mép sông chưa đầy 100 mét.
Nguy hại hơn cả, là khu vực gần mép sông cuối thị trấn, nhiều nhà nằm ngay trên nền đất kè tạm bợ. Huyện Kỳ Sơn cũng đã có phương án di dời tái định cư cho các hộ dân khỏi vùng nguy hiểm; lập dự án được tỉnh phê duyệt năm 2011, xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Nậm Mộ chiều dài khoảng 4 km, đoạn thị trấn và xã Hữu Kiệm. Nhưng đến nay vẫn chưa có kinh phí để triển khai.
Nguy hại hơn cả, là khu vực gần mép sông cuối thị trấn, nhiều nhà nằm ngay trên nền đất kè tạm bợ. Huyện Kỳ Sơn cũng đã có phương án di dời tái định cư cho các hộ dân khỏi vùng nguy hiểm; lập dự án được tỉnh phê duyệt năm 2011, xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Nậm Mộ chiều dài khoảng 4 km, đoạn thị trấn và xã Hữu Kiệm. Nhưng đến nay vẫn chưa có kinh phí để triển khai.
Ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: “Sau trận lũ lịch sử, huyện Kỳ Sơn đã lập phương án di dời, tái định cư cho các hộ dân cũng như dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Nậm Mộ với chiều dài khoảng bốn km và đã được các cấp, ngành phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa có kinh phí thực hiện”... Mùa mưa lũ đang đến gần, hàng chục ngôi nhà, trường học... nằm chênh vênh bên bờ thượng nguồn sông Nậm Mộ huyện rẻo cao biên giới Kỳ Sơn có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Tính mạng và tài sản người dân luôn bị rình rập bởi những trận lũ quét. Rất mong các cơ quan chức năng của tỉnh, Trung ương quan tâm hỗ trợ kinh phí để khắc phục sớm tình trạng này.
Sau trận lũ lịch sử, huyện Kỳ Sơn đã lập phương án di dời, tái định cư cho các hộ dân cũng như dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Nậm Mộ với chiều dài khoảng bốn km và đã được các cấp, ngành phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa có kinh phí thực hiện... - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Minh./.