a-1643509478.jpg
Những ngày này, việc trang trí cây nêu đón Tết Nguyên đán của người dân Nghệ An xem như đã hoàn tất. Từ nhà dân đến đường làng, ngõ xóm, tỉnh lộ, quốc lộ đều rợp bóng cây nêu. Những cung đường nêu rực sáng, lung linh vào buổi tối thật ấn tượng.
b-1643509487.jpg
Những năm gần đây, phong trào chơi nêu Tết ở Nghệ An được khôi phục và lan tỏa khắp các huyện từ miền xuôi lên miền ngược. Thông thường, sau ngày cúng ông Công ông Táo (23/12 Âm lịch) hàng năm, các gia đình thường dựng cây nêu trước cửa nhà.
c-1643509496.jpg
d-1643509505.jpg
Dịch vụ làm cây nêu cũng xuất hiện, nếu làm trọn gói từ việc bán nêu, trang trí và dựng cây nêu cho đẹp mắt, chi phí mỗi cây từ 500.000 đến hàng triệu đồng.
e-1643509515.jpg
Năm nay phong trào làm cây nêu bằng sắt rộng khắp, đặc biệt ở các vùng quê Nghệ An như Yên Thành, thị xã Thái Hòa, Quỳ Hợp, Anh Sơn, dọc các tuyến quốc lộ 48, 7A, 46…
f-1643509524.jpg
Cây nêu truyền thống được dựng bằng thân cây tre, phía trên được trang trí dây led, đèn màu, đèn lồng thêm phần rực rỡ trong đêm.
g-1643509534.jpg
Ngoài ra, những cây nêu được làm bằng sắt cũng khá tỉ mỉ, kỳ công hơn rất nhiều. Tùy theo yêu cầu của từng gia đình như trên cột sắt cao từ 4 – 6 mét có hình cờ Đảng, cờ Tổ quốc.
h-1643509543.jpg
Anh Nguyễn Văn Sơn (trú tại thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) cho biết: “Hầu như năm nào vào dịp Tết, gia đình tôi cũng dựng cây nêu trước cổng nhà. Việc dựng cây nêu trước nhà cũng là mong muốn xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo của năm cũ đi qua và năm mới đến gia đình được mạnh khỏe, bình an".
i-1643509552.jpg
Những con đường rực sáng trong đêm.
k-1643509561.jpg
Những cây nêu gắn cả biểu tượng quốc hoa, quốc kỳ chào đón năm mới.
l-1643509754.jpg
Mỗi cung đường nêu mang một vẻ đẹp riêng đã làm cho cảnh quan ngày Tết ở xứ Nghệ thêm phần lung linh, hấp dẫn, rộn ràng và ấm cúng.
n-1643509760.jpg
Việc dựng nêu đón tết Cổ truyền không chỉ đem lại không khí vui Tết đón Xuân rộn ràng cho các địa phương, mà còn góp phần lưu giữ nét đẹp truyền thống ngàn xưa của dân tộc./.