z2964762968387-0e9cd9c490a3bc8ad3e51c1b5bf4795d-1637803114-1637812172.jpg
Một góc núi bị "xẻ thịt" lấy đất giữa dù đơn vị chưa được cấp phép

Lấy đất rừng đặc dụng để san lấp cho dự án

Thời gian vừa qua, người dân ở xóm 10, xã Nam Lộc cũ (nay là xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn, Nghệ An) bức xúc bởi tình trạng một nhóm người mang máy múc cỡ lớn lên khu vực núi của xóm này để lấy đất đổ san lấp mặt bằng Công trình: Xây dựng hạ tầng tái định cư phục vụ GPMB dự án: Nhà máy rác thải tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An do UBND huyện Nam Đàn làm chủ đầu tư và đưa đi bán nơi khác.

Trao đổi với phóng viên, bà M trú xã Khánh Sơn 1 (Nam Đàn) nói: Họ lấy lâu rồi, phía dưới là hàng chục nhà dân và ngôi đền Thống Chinh thuộc di tích lịch sử thế nhưng chính quyền địa phương lại không hề biết, đến lúc dân chúng tôi phải kêu lên huyện về sự việc này thì mới thấy cán bộ xuống xử lý và đình chỉ. Cô chú nhìn xem, nhà chúng tôi nằm dưới chỉ cách vách núi họ đào tầm 5m, nhà chúng tôi có 3 thế hệ đều ở đây, thử hỏi nếu như mùa mưa bão đến sẽ gây sạt lở thì chúng tôi không biết hậu quả sẽ thế nào?

z2964762975042-4d81351cf0218c9eb257fe559f59fcf2-1637803192-1637812219.jpg
Nhiều chiếc xe tải đang nối đuôi nhau chờ “ăn” đất để mang xuống đổ công trình tái định cư và đưa đi bán

Nhà tôi bị vậy đã đành nhưng còn những gia đình khác cũng luôn sống trong sự lo lắng, hoang mang... mấy ngày hôm nay chúng tôi luôn xem dự báo thời tiết, nếu có mưa to hoặc bão thì chúng tôi còn biết đường “mà chạy” những ngày tháng còn lại dân chúng tôi không biết phải làm như thế nào, nhìn lên ngọn núi mà chúng tôi không khỏi lo lắng cho của cải và tính mạng.

“Họ ngang nhiên đào bới nhiều ngày mà nói cán bộ địa phương không biết và không nắm được là không đúng, liệu có ai đứng sau chống lưng cho sự việc này hay không thì chúng tôi không dám khẳng định nhưng chúng tôi có quyền đặt câu hỏi và mong các sở, ban ngành cùng chính quyền địa phương cấp huyện vào cuộc xử lý nghiêm minh và có biện pháp xử lý mái ta luy, để người dân chúng tôi yên tâm sinh sống”. Bà M nói thêm.

z2964762965296-bdc0c41dad244b249c1ccaa3806bddc2-1637803259-1637812249.jpg
Tình trạng trộm đất kéo dài khiến người dân bức xúc

“Đất tặc” ngang nhiên thách thức pháp luật

Được biết, khu vực đất được một nhóm người khai thác trái phép nói trên là đất sản xuất thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng huyện Nam Đàn quản lý. Ngọn núi này được người dân nơi đây gọi là núi Quải Bát, thuộc dãy núi Thiên Nhẫn. Phía dưới chân núi là hàng chục hộ dân, đặc biệt là ngôi đền Tống Tất Thắng tọa lạc, khiến cảnh quan xung quanh đền nham nhở. Ghi nhận của phóng viên, một phần diện tích ngọn núi Quải Bát đã bị san phẳng, lấy đi hàng ngàn m3 đất. Nhóm người này đã mở một con đường bên cạnh nhà dân để lên núi xúc đất. Mặc dù việc khai thác đã diễn ra từ lâu, nhưng theo người dân thì không thấy cơ quan chức năng nào đến kiểm tra cũng như xử lý cho đến khi những người dân nơi đây phản ánh lên UBND huyện Nam Đàn.

Sau khi nắm được thông tin nhân dân phản ánh, UBND huyện Nam Đàn cũng đã có công văn số 3275 chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan xuống để xử lý. Tuy nhiên tại công văn số 168/RĐD-QLBVR của Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Đàn ghi rõ: “ Ngày 14/11/2021, BQL rừng đặc dụng Nam Đàn tiến hành xác minh và đo đạc diện tích rừng đã bị khai thác trái phép trên địa giới hành chính xã Thượng Tân Lộc.

Kết quả xác minh căn cứ bản đồ quy hoạch ba loại rừng (Theo quyết định số 482014/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của UBND tỉnh Nghệ An), diện tích đất rừng đã bị khai thác trái phép: 0,2ha diện tích đất rừng sản xuất thuộc lô 2- Khoảnh 7- TK 1018, BQL rừng đặc dụng Nam Đàn đã tiến hành lập biên bản đình chỉ hoạt động thế nhưng đơn vị thi công vẫn tổ chức khai thác đất trái phép vào ban đêm và không có động thái dừng lại. Dường như “đất tặc” không mấy quan tâm đến các văn bản của chính quyền và chỉ lo tranh thủ ngày đêm “xẻ núi” để thu lợi bất chính. Liệu đây có phải là “ đất tặc” đang coi thường pháp luật hay không?

z2964762976964-f1f3c74ec41314de539884023c672b0a-1637803329-1637812149.jpg
Khai thác đất trái phép đã làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng phía sau

Chạy dọc theo chân núi bị “xẻ” ngoài các hộ dân thì còn ngôi đền Thống Chinh nằm dưới chân núi Quải Bái, thuộc dãy Thiên Nhẫn. Đền có lịch sử hàng trăm năm, là nơi thờ Nghĩa Quận công Tống Tất Thắng một trong những người đã làm rạng danh cho vùng đất xứ Nghệ. Đền cũng chịu số phận, nằm chơi vơi dưới mái ta luy cao hàng chục mét và có thể bị vùi lấp bất kỳ lúc nào.

Trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Cảnh Lộc, Chủ tịch UBND xã Thượng Tân Lộc cho biết, xã đã nắm được việc ngọn núi trên địa bàn bị một số người lấy trộm đất. Ngày 13/11 xã đã lập biên bản báo cáo huyện, huyện cũng đã chỉ đạo cơ quan chức năng xuống xử lý và việc khai thác đất ở khu vực nói trên là hoàn toàn không phép... nhưng không hiểu sao họ vẫn tiếp tục làm...

Bên cạnh đó, Công trình: Xây dựng hạ tầng tái định cư phục vụ GPMB dự án: Nhà máy rác thải tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một công trình trọng điểm, được phê duyệt lấy đất từ mỏ Phú Nguyên Hải nằm tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) để san lấp thế nhưng đơn vị trúng thầu lại ngang nhiên mua đất “lậu” chưa được kiểm tra chất lượng, thẩm định độ K để đổ cho công trình với một khối lượng rất lớn như vậy có đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư trong hồ sơ thầu hay không? Ai là người kiểm định chất lượng vật liệu đầu vào khi đất không được lấy đúng điểm mỏ? Trách nhiệm của đơn vị giám sát nằm ở đâu? và chính quyền địa phương cũng như chủ đầu tư sẽ xử lý sai phạm này như thế nào? Một khối lượng lớn đất “lậu” đã được đổ và lu lèn tại công trình chưa được kiểm định không có hoá đơn mua bán thì sau này sẽ quyết toán như thế nào?