1-15900530361781902946597-3299-1641354300.png
Những người sống trong "Tịnh thất Bồng Lai" trong một lần làm việc với cơ quan chức năng.

Sáng 5/1, đại diện Công an tỉnh Long An cho biết: "Đêm qua cơ quan điều tra đã tiến hành lấy lời khai những người sinh sống trong Tịnh thất Bồng Lai và thu giữ nhiều tài liệu liên quan. Hiện, vụ việc đang trong quá trình điều tra".

Nêu quan điểm về vụ việc, luật sư Nguyễn Đức Chánh - Đoàn luật sư TPHCM cho biết, theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, hành vi "Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi" là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

Nếu hành vi vi phạm quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo đó, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Nếu các cá nhân tại cơ sở Tịnh thất Bồng Lai dùng thủ đoạn gian dối trong việc kêu gọi từ thiện... để chiếm đoạt tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.

"Nếu các cá nhân tại cơ sở Tịnh thất Bồng Lai dùng thủ đoạn gian dối trong việc kêu gọi từ thiện... để chiếm đoạt tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)", Luật sư Chánh nói.

Cụ thể, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạm tội thuộc trường hợp có tổ chức hoặc chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Phạm tội thuộc trường hợp “Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng” bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Phạm tội thuộc trường hợp “Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên” bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Trước đó, ngày 4/1, Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án lợi dụng hoạt động tôn giáo, từ thiện để trục lợi xảy ra tại "Tịnh thất Bồng Lai" và sau này được đổi thành "Thiền am bên bờ vũ trụ".

Ngay trong đêm 4/1, cơ quan điều tra đã tiến hành lấy lời khai những người sinh sống trong Tịnh thất Bồng Lai và thu giữ nhiều tài liệu liên quan./.