Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chị em phụ nữ Nghệ Tĩnh đã sát cánh cùng cha, anh, đứng lên đấu tranh, góp phần làm nên cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh long trời chuyển đất. Một trong những tấm gương tiêu biểu cho chị em phụ nữ “đứng đầu dậy trước”, làm rạng danh truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” . Đó là nữ chiến sĩ xô viết - Trần Thị Liên.
Trong số nữ sinh học Trường Nguyễn Trường Tộ thời kỳ thuộc Pháp, có những nữ sinh tiêu biểu là Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Thị Liên, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Quang Thái và Nguyễn Thị Nhuận. Họ là những nữ sinh đa tài, thông minh, can đảm, yêu nước, thương dân, căm thù giặc. Ở họ có nhiều điểm chung: cùng học một trường, cùng có cá tính giống nhau: sống tình cảm, nhân hậu, thủy chung, mạnh dạn, tự tin, đặc biệt là trong mọi công việc, từ học tập đến hoạt động xã hội, họ đều không chịu thua kém học trò nam giới.
Từ năm 1925, dưới ánh sáng “Báo Thanh niên” và “Đường cách mệnh” (1927) của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các nữ sinh trong Trường Nguyễn Trường Tộ được các thầy giáo yêu nước dạy ở Trường Cao Xuân Dục như Trần Văn Tăng, Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập và Nguyễn Sỹ Sách (dạy ở trường Tiểu học thị xã Hà Tĩnh) giúp đỡ. Các thầy là những người đã hoạt động bí mật trong tổ chức Hội Phục Việt. Được các thầy giác ngộ, những cô nữ sinh Trường Nguyễn Trường Tộ như Trần Thị Liên đã trở thành những người đi gieo mầm cách mạng từ ngày đầu dựng Đảng. Năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh, các chị đã trở thành những người Cộng sản lớp đầu tiên. Dưới ngọn cờ búa liềm của Đảng, Trần Thị Liên và chị em đã tuyên truyền,vận động nhân dân đoàn kết đấu tranh, tô đẹp cho trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộcViệt Nam.
Trần Thị Liên sinh năm 1910, tại làng Yên Nghị, khu phố Đệ Nhất (nay là Phường Đội Cung thành phố Vinh). Thân phụ là ông Trần Khắc Am, một công chức làm nghề trắc địa, có tinh thần yêu nước.Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Loan, làm nghề buôn bán ở chợ Vinh. Bà là người thông minh, chăm chỉ, hết mực chăm lo cho con cái. Trần Thị Liên là gái đầu lòng, sau còn bốn em. Bà Loan có tư tưởng tiến bộ, nên đã cho cả 5 chị em Liên đi học. Ông Am và bà Loan đã nuôi dạy tất cả các con khôn lớn, trở thành những người có ích cho nước cho dân.
Từ năm 1925, được các thầy giáo và các anh có tinh thần yêu nước học ở Trường Quốc học Vinh và Cao Xuân Dục giác ngộ, các chị Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Thị Liên, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Nhuận đã tham gia phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Năm 1926, chị em tham gia mít tinh truy điệu cụ Phan Chu Trinh tại Chùa Diệc. Năm 1927, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Thị Liên, Nguyễn Thị Phúc và Nguyễn Thị Nhuận đều gia nhập Đảng Tân Việt. Thông qua mối quan hệ giữa thầy giáo Trần Văn Tăng (anh trai của Trần Văn Cung) và gia đình ông Trần Khắc Am, Trần Thị Liên đã trở thành em dâu của thầy Trần Văn Tăng. Năm 1928, sau khi được tiếp thu tinh thần cách mạng vô sản của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Trần Văn Cung từ Quảng Châu Trung Quốc trở về Vinh.
Để tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin và cách mạng vô sản tháng Mười ở nước Nga, Trần Văn Cung đã mở lớp huấn luyện chính trị tại Cổng Chốt (Vinh), cho thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh. Lớp học được tổ chức ngay tại nhà ông Trần Khắc Am. Trần Thị Liên lo phục vụ cơm nước hàng ngày. Liên được hai người bạn thân cùng khu phố, sinh cùng năm là chị Minh Khai và chị Nhuận, hàng ngày đến phụ giúp công việc. Gia đình ông Am và Trần Thị Liên rất mến đức tài của Trần Văn Cung. Mối tình của hai anh, chị đều được gia đình đôi bên, đoàn thể và bạn bè hết lòng ủng hộ. Tháng 6 năm Mậu Thìn (1928), đám cưới của anh Trần Văn Cung và chị Trần Thị Liên được tổ chức tại khu Phố Đệ Nhất. Hai người bạn gái là Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thị Nhuận trong ban tổ chức. Bạn bè dựng rạp, chị Minh Khai dùng vải đỏ thắt làm nơ và ghi bốn chữ “Cách mạng chân chính”. Mọi người đều tặng cô dâu chú rể những bó hoa tươi thắm. Thay mặt tổ chức, Nguyễn Thị Minh Khai đã tặng hoa và phát biểu chúc mừng.
Để tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin và cách mạng vô sản tháng Mười ở nước Nga, Trần Văn Cung đã mở lớp huấn luyện chính trị tại Cổng Chốt (Vinh), cho thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh. Lớp học được tổ chức ngay tại nhà ông Trần Khắc Am. Trần Thị Liên lo phục vụ cơm nước hàng ngày. Liên được hai người bạn thân cùng khu phố, sinh cùng năm là chị Minh Khai và chị Nhuận, hàng ngày đến phụ giúp công việc. Gia đình ông Am và Trần Thị Liên rất mến đức tài của Trần Văn Cung. Mối tình của hai anh, chị đều được gia đình đôi bên, đoàn thể và bạn bè hết lòng ủng hộ. Tháng 6 năm Mậu Thìn (1928), đám cưới của anh Trần Văn Cung và chị Trần Thị Liên được tổ chức tại khu Phố Đệ Nhất. Hai người bạn gái là Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thị Nhuận trong ban tổ chức. Bạn bè dựng rạp, chị Minh Khai dùng vải đỏ thắt làm nơ và ghi bốn chữ “Cách mạng chân chính”. Mọi người đều tặng cô dâu chú rể những bó hoa tươi thắm. Thay mặt tổ chức, Nguyễn Thị Minh Khai đã tặng hoa và phát biểu chúc mừng.
Trần Thị Liên thật may mắn, gặp được người bạn đời cùng chung lý tưởng, chung một con đường. Tháng 8 năm 1928, theo yêu cầu của tổ chức Đảng Thanh niên Bắc Kỳ, vợ chồng Trần Thị Liên đã rời Vinh ra Hà nội hoạt động. Trong tổ chức lãnh đạo Việt Nam Thanh niên cách mạng ở Bắc kỳ có các đồng chí: Nguyễn Phong Sắc, Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, đặt trụ sở tại số nhà 5 D phố Hàm Long. Tổ chức bố trí cho vợ chồng Trần Thị Liên ở ngay tại trụ sở của Đảng Thanh niên. Để tránh bọn mật thám rình mò, theo dõi và giữ bí mật cho Đảng, Trần Thị Liên đã phải đổi họ, thay tên, với các bí danh: Sơn, Tuyết, Yến.
Trên đất Hà Nội, để giữ bí mật, Trần Thị Liên đã mang nhiều tên khác nhau. Chị đóng vai một người nội trợ, giúp việc cho các cậu công chức. Nhờ có học, thông minh, luôn cảnh giác và biết cách ngụy trang để giữ thân phận, Trần Thị Liên đã che mắt được bọn mật thám. Bằng những việc làm thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng của tổ chức giao phó, ngoài việc lo cơm nước chu toàn, bảo đảm sức khỏe cho chồng và cán bộ của Đảng, Trần Thị Liên còn kiêm luôn các công việc: liên lạc, canh gác, in ấn truyền đơn, báo chí của Đảng Thanh niên. Để tránh bọn mật thám dò xét, công việc in ấn tài liệu, báo chí, chị đều phải làm vào ban đêm. Với danh nghĩa đi ra Hà Nội buôn bán và phục vụ chồng, nhưng đồng chí Trần Văn Cung lại luôn phải đi công tác xa ở các tỉnh để tổ chức vận động và phát triển phong trào. Mọi công việc của Đảng Thanh niên tại ngôi nhà 5D phố Hàm Long, đều do Trần Thị Liên đảm nhiệm.
Tháng 9- 1928, Kỳ bộ Thanh niên Bắc kỳ được thành lập, các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du và Trần Văn Cung được bầu vào Ban chấp hành. Đồng chí Trần Văn Cung được bầu làm Bí thư Kỳ bộ Bắc kỳ. Dưới ánh sáng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin và phong trào “Vô sản hóa” trong giai cấp công nhân được đặt lên hàng đầu. Tháng 3- 1929, tại ngôi nhà vợ chồng Trần Thị Liên ở, đã diễn ra một cuộc họp trù bị rất quan trọng. Đó là việc thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên Bí thư Chi bộ đầu tiên chính là đồng chí Trần Văn Cung, chồng chị Liên. Sự đóng góp thầm lặng của Trần Thị Liên đều được tổ chức Đảng ghi nhận và đánh giá rất cao. Phong trào phát triển càng mạnh thì uy tín của vợ chồng chị Liên càng thêm tỏa sáng. Tháng 5- 1929, tổ chức cử đồng chí Trần Văn Cung làm trưởng đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc kỳ đi dự Đại hội đại biểu Thanh niên toàn quốc, họp tại Hương Cảng Trung Quốc.
Ngày 17- 6 -1929, Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập, đồng chí Ngô Gia Tự đã giới thiệu kết nạp Trần Thị Liên vào Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc kỳ. Ban chấp hành Trung ương lâm thời đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc và vợ chồng Trần Văn Cung vào xây dựng cơ sở Đảng ở Trung kỳ. Được trở về thành phố Vinh hoạt động là một điều kiện rất thuận lợi cho Trần Thị Liên. Chỉ một thời gian ngắn, các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung và Võ Mai đã thành lập Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Trung kỳ, đặt trụ sở tại làng Vang. Trần Thị Liên vẫn tiếp tục những công việc như thời kỳ ở Hà Nội, nhưng thuận lợi hơn vì được gần gũi, trực tiếp giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Sau vụ rải truyền đơn phản đối đế quốc chiến tranh (1-8-1929) do Xứ ủy Trung kỳ lãnh đạo, đồng chí Trần Văn Cung bị bắt. Ngày 14-10-1929 Tòa án Nam triều Nghệ An đã mở phiên tòa xử và kết án tử hình các đồng chí: Trần Văn Cung, Ngô Thiêm, Vương Thúc Oánh và kết án tử hình vắng mặt các đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tựng Mậu, Trần Phú và Lê Duy Điếm. Đông Dương Cộng sản Đảng đã phát động nhân dân khắp nơi đấu tranh phản đối. Thực dân Pháp buộc phải giảm mức án từ tử hình, xuống khổ sai chung thân và đày Trần Văn Cung vào Lao Bảo.
Ngày 4-12-1929, vào lúc 4 giờ sáng, Trần Thị Liên cùng chị em bạn bè đau đớn tiễn chân Trần Văn Cung và 30 tù chính trị tại nhà lao Vinh đi Lao Bảo. Đó là các đồng chí: Trần Văn Cung, Nguyễn Sỹ Sách, Vương Thúc Oánh, Nguyễn Lợi, Nguyễn Ngọc Tuyết… Họ bị bọn lính xiềng xích cả chân tay, áp giải lên một toa tàu bịt kín. Tổ chức Đảng đã bố trí chị Lợi cải trang là người đi bán hàng ăn, được bọn lính cho lên tàu bán hàng ăn. Chị Lợi đã bí mật chuyển được số quà bánh, thuốc men và đồ dùng cần thiết của chị Liên, chị Minh Khai và chị Nhuận đến tận tay anh em đồng chí trót lọt. Chồng bị đày biệt xứ khi Trần Thị Liên đang mang thai, các chị em khu phố Đệ Nhất rất thương. Họ chia nhau thường xuyên đến nhà động viên săn sóc, giúp đỡ để Liên sớm ổn định tinh thần.
Hôm đi dự phiên tòa xử án đồng chí Trần Văn Cung, khi tòa tuyên án tử hình, chị Nhuận ghé sát tai chị Minh Khai nói nhỏ: “Anh Cung mà bị bắn thì Liên nó thối chí cách mạng cũng nên. ”Chị Minh Khai trả lời: “Không đâu! Nếu sự việc như vậy thì chắc chắn Liên sẽ hăng hái thêm, thù nhà, nợ nước như vậy làm sao ngả lòng được”. Lời chị Minh Khai nói quả không sai. Trở về với gia đ́nh ở Cổng chốt, Trần Thị Liên đã nén đau thương và lòng căm thù bọn giặc, tiếp tục hoạt động và bảo vệ đứa con đầu lòng đang nằm trong bụng cho chồng. Được các chị Minh Khai, Nguyễn Thị Nhuận và đoàn thể luôn động viên, giúp đỡ, Trần Thị Liên đã đứng lên, dũng cảm, kiên cường, bước tiếp con đường cách mạng của chồng và các đồng chí của anh đang đi mà chưa tới đích.
Hôm đi dự phiên tòa xử án đồng chí Trần Văn Cung, khi tòa tuyên án tử hình, chị Nhuận ghé sát tai chị Minh Khai nói nhỏ: “Anh Cung mà bị bắn thì Liên nó thối chí cách mạng cũng nên. ”Chị Minh Khai trả lời: “Không đâu! Nếu sự việc như vậy thì chắc chắn Liên sẽ hăng hái thêm, thù nhà, nợ nước như vậy làm sao ngả lòng được”. Lời chị Minh Khai nói quả không sai. Trở về với gia đ́nh ở Cổng chốt, Trần Thị Liên đã nén đau thương và lòng căm thù bọn giặc, tiếp tục hoạt động và bảo vệ đứa con đầu lòng đang nằm trong bụng cho chồng. Được các chị Minh Khai, Nguyễn Thị Nhuận và đoàn thể luôn động viên, giúp đỡ, Trần Thị Liên đã đứng lên, dũng cảm, kiên cường, bước tiếp con đường cách mạng của chồng và các đồng chí của anh đang đi mà chưa tới đích.
Sau Tết năm Canh Ngọ (Mùa Xuân năm 1930) tổ chức yêu cầu Nguyễn Thị Minh Khai thoát ly, xuất dương ra nước ngoài hoạt động, Trần Thị Liên và Nguyễn Thị nhuận đă được đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ tuyển chọn, chuyển sang gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam lớp đầu tiên của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Dưới sự lãnh đạo của Bí thư Xứ ủy Trung kỳ Nguyễn Phong Sắc, đồng chí Trần Thị Liên đã khéo léo ngụy trang, che mắt bọn mật thám, chị hoạt động không biết mệt mỏi trên nhiều lĩnh vực. Khi in ấn truyền đơn, tài liệu, báo chí cùng đồng chí Nguyễn Thị Phúc( bạn học cũ), khi chuyển tài liệu ra bến sông Cửa Tiền (Vinh) giao cho đồng chí Tôn Thị Quế, đóng vai là người đi buôn chuyển, ngược dòng sông Lam về huyện Thanh Chương để tuyên truyền.
Sau cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930, đồng chí Trần Thị Liên cùng Hội phụ nữ thành phố Vinh tích cực vận động nhân dân quyên góp để ủng hộ, giúp đỡ cho những gia đình có người chết và bị thương khi đi đấu tranh. Nhờ có kinh nghiệm ngụy trang khéo trong hoạt động bí mật, thông minh, sáng dạ, ứng xử nhanh và rất bình tĩnh khi chạm mặt bọn lính, Trần Thị Liên đã nhiều lần thoát khỏi vòng vây của bọn lính. Chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cách mạng giao phó mà không bị lộ. Công việc cách mạng rất nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm đến tính mạng, còn liên lụy đến cả gia đình, nhưng khi nghĩ tới chồng đang ở trong tù, nơi rừng thiêng nước độc, tin tức còn bặt vô âm tín là chị Liên lại như có thêm sức mạnh, quên cả vất vả gian nan.
Thông cảm và mến phục Trần Thị Liên, các đồng chí Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Thị Vi Nình, Nguyễn Tiềm, Lê Doãn Sửu, đặc biệt là chị em Nguyễn Thị Nhuận, Siêu Hải, Nguyễn Thị Quang Thái luôn động viên, quan tâm, chăm sóc chị. Không phụ sự quan tâm của tổ chức và anh em đồng chí, Liên càng thêm bền gan, vững chí đấu tranh. Thấy chị Liên nuôi con nhỏ, nhưng vẫn tận tụy đi vận động quần chúng đấu tranh và quyên góp ủng hộ cách mạng. Nhân dân các khu phố và các bà, các chị buôn bán ở chợ Vinh như bà Hàn Bình rất kính trọng và nhiệt tình quyên góp ủng hộ. Tinh thần yêu nước và cách mạng của Trần Thị Liên đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931...
Sau cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930, đồng chí Trần Thị Liên cùng Hội phụ nữ thành phố Vinh tích cực vận động nhân dân quyên góp để ủng hộ, giúp đỡ cho những gia đình có người chết và bị thương khi đi đấu tranh. Nhờ có kinh nghiệm ngụy trang khéo trong hoạt động bí mật, thông minh, sáng dạ, ứng xử nhanh và rất bình tĩnh khi chạm mặt bọn lính, Trần Thị Liên đã nhiều lần thoát khỏi vòng vây của bọn lính. Chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cách mạng giao phó mà không bị lộ. Công việc cách mạng rất nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm đến tính mạng, còn liên lụy đến cả gia đình, nhưng khi nghĩ tới chồng đang ở trong tù, nơi rừng thiêng nước độc, tin tức còn bặt vô âm tín là chị Liên lại như có thêm sức mạnh, quên cả vất vả gian nan.
Thông cảm và mến phục Trần Thị Liên, các đồng chí Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Thị Vi Nình, Nguyễn Tiềm, Lê Doãn Sửu, đặc biệt là chị em Nguyễn Thị Nhuận, Siêu Hải, Nguyễn Thị Quang Thái luôn động viên, quan tâm, chăm sóc chị. Không phụ sự quan tâm của tổ chức và anh em đồng chí, Liên càng thêm bền gan, vững chí đấu tranh. Thấy chị Liên nuôi con nhỏ, nhưng vẫn tận tụy đi vận động quần chúng đấu tranh và quyên góp ủng hộ cách mạng. Nhân dân các khu phố và các bà, các chị buôn bán ở chợ Vinh như bà Hàn Bình rất kính trọng và nhiệt tình quyên góp ủng hộ. Tinh thần yêu nước và cách mạng của Trần Thị Liên đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931...
Cuối năm 1931, thực dân Pháp mở chiến dịch càn quét khủng bố trắng, các chiến sỹ cách mạng lãnh đạo phong trào như Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Hoàng Văn Tâm… lần lượt bị bắt và hy sinh. Nhờ có kinh nghiệm hoạt động bí mật, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, khôn khéo, thông minh nên Trần Thị Liên đã ngụy trang và che mắt được bọn mật thám. Tuy vậy, bọn mật thám đã nghi gia đình đồng chí Trần Thị Liên là cơ sở hoạt động của Đảng nên đã bắt ông Trần Khắc Am và em trai Liên là Trần Khắc Hồ, là bạn thân và cùng hoạt động với đồng chí Siêu Hải Mặc dù còn nuôi con nhỏ, nhưng thực dân Pháp vẫn không tha cho Trần Thị Liên, với dã tâm của chúng là triệt hạ tận gốc mầm mống Cộng sản, chị Liên bị bắt giam ở nhà lao Vinh.
Kẻ thù biết Trần Thị Liên là một cán bộ quan trọng của Đảng, nhưng vì không có chứng cớ, và cũng không lấy được lời khai, thực dân Pháp không thể kết tội trọng án đối với Trần Thị Liên như các chị Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Xân và Tôn Thị Quế được. Theo bản án số 28, ngày 18-1-1932, Tòa án phong kiến Nam triều Nghệ An đã kết án Trần Thị Liên 1 năm tù giam và 9 tháng quản thúc. Thời gian giam ở Nhà lao Vinh, cùng với anh chị em tù chính trị, đồng chí Liên luôn tích cực tham gia các cuộc đấu tranh chống lại chế độ hà khắc của bọn cai ngục đối với tù nhân. Mỗi lần chúng đưa đi hỏi cung, Trần Thị Liên luôn bình tĩnh, chị khôn khéo bác bỏ mọi lời mớm cung của chúng. Vì không chịu khai báo, nữ chiến sỹ xô viết Trần Thị Liên đã phải chịu mọi cực hình tra tấn hết sức dã man.
Biết chị Liên phải chịu đủ cực hình dã man, nhưng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, khí tiết của người Cộng sản, anh em trong lao Vinh rất phục. Trần Thị Liên tham gia làm thơ, làm báo miệng do Chi bộ nhà lao Vinh tổ chức. Đồng chí Nguyễn Thị Phúc(Bí thư Chi bộ nhà lao nữ)và Hoàng Trọng Trì, Bí thư Chi bộ nhà lao nam, tìm cách mật báo tin ra bên ngoài cho tổ chức biết. Khi nhận được mật báo, Tỉnh ủy, bạn bè và gia đình đã tìm mọi cách tiếp tế thuốc men qua đường dây bí mật, đưa vào nhà lao để chăm sóc sức khỏe cho Trần Thị Liên. Vì bị tra tấn dã man, ăn uống kham khổ nên thiếu sữa nuôi con. Đứa con gái đầu lòng bé bỏng của vợ chồng chị đã chết. Căm thù, uất hận chồng chất, Trần Thị Liên quyết nuôi chí phục thù.
Kẻ thù biết Trần Thị Liên là một cán bộ quan trọng của Đảng, nhưng vì không có chứng cớ, và cũng không lấy được lời khai, thực dân Pháp không thể kết tội trọng án đối với Trần Thị Liên như các chị Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Xân và Tôn Thị Quế được. Theo bản án số 28, ngày 18-1-1932, Tòa án phong kiến Nam triều Nghệ An đã kết án Trần Thị Liên 1 năm tù giam và 9 tháng quản thúc. Thời gian giam ở Nhà lao Vinh, cùng với anh chị em tù chính trị, đồng chí Liên luôn tích cực tham gia các cuộc đấu tranh chống lại chế độ hà khắc của bọn cai ngục đối với tù nhân. Mỗi lần chúng đưa đi hỏi cung, Trần Thị Liên luôn bình tĩnh, chị khôn khéo bác bỏ mọi lời mớm cung của chúng. Vì không chịu khai báo, nữ chiến sỹ xô viết Trần Thị Liên đã phải chịu mọi cực hình tra tấn hết sức dã man.
Biết chị Liên phải chịu đủ cực hình dã man, nhưng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, khí tiết của người Cộng sản, anh em trong lao Vinh rất phục. Trần Thị Liên tham gia làm thơ, làm báo miệng do Chi bộ nhà lao Vinh tổ chức. Đồng chí Nguyễn Thị Phúc(Bí thư Chi bộ nhà lao nữ)và Hoàng Trọng Trì, Bí thư Chi bộ nhà lao nam, tìm cách mật báo tin ra bên ngoài cho tổ chức biết. Khi nhận được mật báo, Tỉnh ủy, bạn bè và gia đình đã tìm mọi cách tiếp tế thuốc men qua đường dây bí mật, đưa vào nhà lao để chăm sóc sức khỏe cho Trần Thị Liên. Vì bị tra tấn dã man, ăn uống kham khổ nên thiếu sữa nuôi con. Đứa con gái đầu lòng bé bỏng của vợ chồng chị đã chết. Căm thù, uất hận chồng chất, Trần Thị Liên quyết nuôi chí phục thù.
Tháng 8-1932, hết hạn tù, Trần Thị Liên lại lao vào công tác trong tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng của thị xã Vinh. Chị đi khắp các khu phố vận động nhân dân quyên góp rồi cải trang là người đi bán hàng ăn, vào nội thành lân la thăm hỏi, giác ngộ binh lính khố xanh trong nội thành canh gác Nhà lao Vinh. Chị đã cảm hóa bọn lính và tạo thêm đường dây bí mật để chuyển tin tức và quà, thuốc từ ngoài vào nhà lao, tiếp sức cho tù chính trị trong những ngày nhà lao Vinh đấu tranh tuyệt thực. Tháng 4-1933, Trần Thị Liên cùng chị Nguyễn Thị Hồng (vợ Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Sách) vào nhà tù Lao Bảo, trước là để thăm chồng, sau là giúp đỡ chị Hồng di dời hài cốt Liệt sĩ Nguyễn Sỹ Sách đưa về quê. Thực dân Pháp không cho di dời hài cốt đồng chí Nguyễn Sỹ Sách.
Chúng để lại với mục đích để răn đe tinh thần đấu tranh của tù chính trị ở Lao Bảo. Hai nguyện vọng của các chị trong chuyến đi không được trọn vẹn. Sau khi đi thăm chồng ở Nhà tù Lao Bảo, được đồng chí Trần Văn Cung an ủi, động viên, chia sẻ và khích lệ tinh thần, Trần Thị Liên như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Khi trở về Vinh, Trần Thị Liên hoạt động thêm hăng hái. Đóng vai làm một người đi buôn hàng xáo, Trần Thị Liên đã đi khắp các làng xã ở các huyện miền núi như: phủ Anh Sơn, Phủ Quỳ, huyện Thanh Chương, cùng với đồng chí Lê Nam Thắng ở huyện Thanh Chương vận động nhân dân, liên lạc với các đồng chí vừa ra tù hoặc chưa bị bắt để kết nối phong trào, sau thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh bị khủng bố trắng. Thấy Trần Thị Liên luôn vắng nhà, bọn mật thám đã ráo riết theo dõi mọi hoạt động của chị. Ngày 18 - 10 - 1935, Trần Thị Liên đang đi rải truyền đơn tại Phủ Quỳ thì bị bọn lính vây bắt. Bị bắt khi chưa phân phát hết tài liệu, bọn lính đã có chứng cớ xác đáng, chúng bắt và giải đồng chí Trần Thị Liên về giam tại nhà lao Vinh để hỏi cung. Kẻ thù nham hiểm, hết đánh đập, tra tấn đến mua chuộc, dụ dỗ, nhưng chúng đều bất lực trước tinh thần gang thép của người con gái thành Vinh kiên cường dũng cảm. Ngày 1-4-1936, tòa án phong kiến Nam triều tỉnh Nghệ An mở phiên tòa, kết án đồng chí Trần Thị Liên 2 năm tù giam và 2 năm quản thúc theo bản án số 35.
Chúng để lại với mục đích để răn đe tinh thần đấu tranh của tù chính trị ở Lao Bảo. Hai nguyện vọng của các chị trong chuyến đi không được trọn vẹn. Sau khi đi thăm chồng ở Nhà tù Lao Bảo, được đồng chí Trần Văn Cung an ủi, động viên, chia sẻ và khích lệ tinh thần, Trần Thị Liên như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Khi trở về Vinh, Trần Thị Liên hoạt động thêm hăng hái. Đóng vai làm một người đi buôn hàng xáo, Trần Thị Liên đã đi khắp các làng xã ở các huyện miền núi như: phủ Anh Sơn, Phủ Quỳ, huyện Thanh Chương, cùng với đồng chí Lê Nam Thắng ở huyện Thanh Chương vận động nhân dân, liên lạc với các đồng chí vừa ra tù hoặc chưa bị bắt để kết nối phong trào, sau thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh bị khủng bố trắng. Thấy Trần Thị Liên luôn vắng nhà, bọn mật thám đã ráo riết theo dõi mọi hoạt động của chị. Ngày 18 - 10 - 1935, Trần Thị Liên đang đi rải truyền đơn tại Phủ Quỳ thì bị bọn lính vây bắt. Bị bắt khi chưa phân phát hết tài liệu, bọn lính đã có chứng cớ xác đáng, chúng bắt và giải đồng chí Trần Thị Liên về giam tại nhà lao Vinh để hỏi cung. Kẻ thù nham hiểm, hết đánh đập, tra tấn đến mua chuộc, dụ dỗ, nhưng chúng đều bất lực trước tinh thần gang thép của người con gái thành Vinh kiên cường dũng cảm. Ngày 1-4-1936, tòa án phong kiến Nam triều tỉnh Nghệ An mở phiên tòa, kết án đồng chí Trần Thị Liên 2 năm tù giam và 2 năm quản thúc theo bản án số 35.
Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm chính quyền, một phong trào đấu tranh đòi ân xá cho tù chính trị lan rộng khắp nơi, từ chính quốc ở Pháp đếnViệt Nam. Ngày 15-7-1936, đồng chí Trần Thị Liên được trả tự do. Từ thị xã Vinh, chị vào Nhà tù Lao Bảo đón chồng. Hai vợ chồng Trần Thị Liên vào Nha Trang tiếp tục hoạt động cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Tháng 4- 1938, vợ chồng Trần Thị Liên trở về Vinh hoạt động, cùng với các chị Đinh Thị Cẩn, Nguyễn Thị Nhuận, Nguyễn Thị Hoan (vợ đồng chí Nguyễn Viết Lục) và Phan Thị Hảo, vận động chị em đòi dân sinh dân chủ, mở tiệm may, xây dựng quỹ cho tổ chức hoạt động. Ngày 27-8-1939, đồng chí Siêu Hải, Bí thư Khu ủy Vinh (em trai của đồng chí Nguyễn Thị Nhuận) hy sinh vì bị thực dân Pháp đầu độc trong thời kỳ bị giam tại Nhà lao Vinh. Đồng chí Trần Văn Cung và tổ chức Đảng quyết định biến đám tang của đồng chí Siêu Hải thành cuộc mít tinh diễu hành biểu dương lực lượng cách mạng. Đồng chí Trần Văn Cung làm Trưởng ban tổ chức. Sau đám tang đồng chí Siêu Hải, hồ sơ mật thám theo dõi hoạt động cách mạng của vợ chồng đồng chí Trần Thị Liên lại tiếp tục được bổ sung…
Sau cách mạng tháng Tám 1945, đồng chí Trần Thị Liên được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Hội Phụ nữ tỉnh Nghệ An. Từ tháng 4- 1949 đến tháng 10- 1954, đồng chí Trần Thị Liên được bầu làm Hội trưởng Phụ nữ tỉnh Nghệ An. Thời gian này đồng chí Trần Văn Cung đang công tác tại Ban Thường trực Quốc Hội ở Hà nội. Tháng 5-1955, Trần Thị Liên được điều ra Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Năm 1964, đồng chí được Trung ương chuyển sang hoạt động ngành Tòa án tối cao Trung ương cho đến ngày nghỉ hưu tại Hà Nội...
Tinh thần yêu nước và cách mạng của đồng chí Trần Thị Liên và các chiến sĩ trong thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh như ngọn lửa thiêng, rọi sáng trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng. Đảng bộ và nhân dân Nghệ An rất đỗi tự hào, nguyện học tập và phát huy tinh thần cách mạng của đồng chí Trần Thị Liên và các chiến sĩ cách mạng tiền bối trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Quyết tâm xây dựng quê hương Xô viết ngày càng giàu đẹp và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam theo con đường Bác Hồ và các chiến sĩ Xô viết năm xưa đã chọn.