Hai bộ Tài chính - Công Thương bàn tháo gỡ khó khăn kinh doanh xăng dầu sau khi hỏi 34 đầu mối nhập khẩu.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công Thương khẩn trương có ý kiến và gửi về Bộ Tài chính sớm để kịp thời điều chỉnh trong kỳ điều hành gần nhất. Đồng thời đề nghị Bộ Công Thương phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống.
Đây là lần thứ ba trong vòng gần một tháng qua, Bộ Tài chính có công văn gửi Bộ Công Thương đề nghị về việc này. Cụ thể gồm các công văn ngày 21-10, 2-11 và công văn kể trên.
Trước đó, sáng 5/11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong "nóng" hơn khi chủ tọa điều hành - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình về tình hình nhiều cay xăng tại Hà Nội, TP HCM không bán hoặc Bán nhỏ giọt.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, nguyên nhân, giải pháp cho thị trường xăng dầu đã được ông báo cáo đầy đủ tại phiên thảo luận kinh tế xã hội ngày 28/10, và tới giờ "còn nguyên giá trị". Tuy nhiên, những ngày qua thị trường thế giới, trong nước có những diễn biến mới. Khan hiếm xăng dầu thế giới, tỷ giá USD, euro tăng mạnh, cùng những khó khăn trong tiếp cận ngoại tệ của doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối... đã tác động tới trong nước.
"Tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung diễn ra thêm ở một số nơi, nhất là thành phố lớn, đông dân cư", ông Diên nhận xét. Song ông vẫn khẳng định, sản lượng xăng dầu trong nước và nhập khẩu đạt 86% kế hoạch năm. Nguồn dự trữ của doanh nghiệp, nhập khẩu, sản xuất từ hai nhà máy lọc dầu... Bộ trưởng Diên cho rằng, đảm bảo nguồn cung trong nước.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, nguyên nhân, giải pháp cho thị trường xăng dầu đã được ông báo cáo đầy đủ tại phiên thảo luận kinh tế xã hội ngày 28/10, và tới giờ "còn nguyên giá trị". Tuy nhiên, những ngày qua thị trường thế giới, trong nước có những diễn biến mới. Khan hiếm xăng dầu thế giới, tỷ giá USD, euro tăng mạnh, cùng những khó khăn trong tiếp cận ngoại tệ của doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối... đã tác động tới trong nước.
"Tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung diễn ra thêm ở một số nơi, nhất là thành phố lớn, đông dân cư", ông Diên nhận xét. Song ông vẫn khẳng định, sản lượng xăng dầu trong nước và nhập khẩu đạt 86% kế hoạch năm. Nguồn dự trữ của doanh nghiệp, nhập khẩu, sản xuất từ hai nhà máy lọc dầu... Bộ trưởng Diên cho rằng, đảm bảo nguồn cung trong nước.
Không hài lòng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) tranh luận. Ông đánh giá nỗ lực của Bộ Công Thương nhưng "gì thì gì thị trường xăng dầu đang hỗn loạn".
Đại biểu TP Hà Nội nhận xét, cách tính giá cơ sở xăng dầu không còn phù hợp. Nghị định 95/2021 quy định lấy bình quân 10 ngày trước để tính giá cơ sở trong nước của 10 ngày sau, tức chênh với thế giới tới 20 ngày. "Cách tính giá như vậy đã lạc hậu, đề nghị Bộ Công Thương xem xét", ông nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, quy định về tính giá cơ sở bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 95 là trong điều kiện bình thường. Ông nhận xét, thị trường xăng dầu năm nay rất dị biệt trong bối cảnh thế giới hỗn loạn nên đã bộc lộ khiếm khuyết trong điều hành. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu sửa Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, để phù hợp thực tế.
"Nếu 10 ngày không phù hợp thì có thể rút thời gian điều hành xuống còn 5 ngày. Thậm chí, nếu lấy ý kiến rộng rãi người dân, đối tượng chịu tác động, đa số ý kiến cho rằng điều chỉnh giá theo ngày là phù hợp thì Bộ sẽ tham mưu Chính phủ", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định./.