Sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi hay còn gọi là sốt xuất huyết nhũ nhi. Trẻ dưới 1 tuổi sức đề kháng yếu. Việc theo dõi, kiểm soát huyết áp, mạch ở lứa tuổi này cũng rất khó. Vì thế, đa phần những ca sốt xuất huyết nhũ nhi đều rất nặng. Thống kê của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, trong tổng số ca mắc sốt xuất huyết ở trẻ em thì nhũ nhi chỉ chiếm khoảng 6% nhưng đều ở thể nặng.

5254-bynh-nhi-1664868072.jpg
Bệnh nhi gặp phải biến chứng của sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.

Các bác sỹ khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện sốt cao, bỏ bú, quấy khóc và có xuất huyết dưới da thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi Tiếp dẫn một trường hợp bệnh nhi 4 tháng tuổi mắc sốt xuất huyết gặp biến chứng nặng. Đến chiều ngày 03/10, bệnh nhi này đã tạm qua cơn nguy kịch nhưng phải can thiệp điều trị tích cực tại Khoa hồi sức tích cực, Chống độc. Người nhà bệnh nhân cho biết, bé bị sốt, nôn ói nhưng vì chủ quan nghĩ con mình chỉ viêm phuế quản, rối loạn tiêu hóa. Mãi đến khi trẻ có triệu chứng sốt cao, tím tái tay, chân mới đưa nhập viện cấp cứu.

"Khi nóng, sốt thì gia đình cũng có đưa cháu đi khám nhưng tưởng là viêm phế quản hô hấp, rối loạn tiêu hóa, uống thuốc có dấu hiện hạ sốt bình thường. Sáng hôm đó thì thấy cháu nó nằm li bì, đem cháu đi khám lúc đó thì thấy tay, chân hơi tím tái sốt kiểu sốt lạnh, vô bác sỹ nhập viện báo cháu bị sốt xuất huyết." - Mẹ bệnh nhi cho biết.

Thạc sỹ, Bác sỹ Trần Ngọc An, Khoa Hồi sức tích cực, Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi nói: Đa số trẻ nhỏ thì khó có dấu hiệu nhận dạng nên khuyên tốt nhất là trẻ dưới 6 tháng khi sốt 2, 3 ngày thì tốt nhất đi kiểm tra để phát hiện. Hiện tại đang có dịch sốt xuất huyết rất nhiều nên cần phát hiện và chẩn đoán sớm hơn.

5432-bs-anan-1664868100.jpg
Thạc sỹ, Bác sỹ Trần Ngọc An, Khoa Hồi sức tích cực, Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi.

Biến chứng của sốt xuất huyết ở người lớn là giảm tiểu cầu, còn với trẻ nhỏ là tình trạng bị sốc. Vì bị sốc nên trẻ có nguy cơ bị suy nội tạng dẫn tới tử vong. Giai đoạn hậu sốt xuất huyết nhũ nhi rất nguy hiểm, dễ bị xuất huyết nội tạng, suy gan, suy thận và viêm não. Bệnh nhi sẽ có các triệu chứng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng. Hệ thống tuần hoàn có thể sốc nhanh hơn, lâu hơn khiến điều trị kéo dài hơn và có nguy cơ suy đa cơ quan, suy đa tuần hoàn nhanh hơn./.