nguoinghe.vn

 

nguoinghe.vn

Ban tổ chức và các đại biểu tham gia khai mạc Liên hoan Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại đền Ông Hoàng Mười.

Về tham dự liên hoan có các đồng chí: Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển; tiến sỹ Văn hoá Đinh Đức Thiện - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển; nhà báo Nguyễn Danh Hoà, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển kiêm Tổng Thư ký Toà soạn Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển; Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Lương Nguyên - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia; Hoàng Văn Kiểm - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia; Nguyễn Đức Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia…

Ngoài ra còn có hàng trăm nghệ nhân, thanh đồng, thủ nhang, các nhà hoạt động tâm linh trong cả nước, đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. 

Được biết, từ năm 2016 đến nay, sau khi được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã càng ngày càng được cộng đồng quan tâm và phát triển, lan tỏa sâu rộng ra nhiều vùng, miền trên phạm vi cả nước và một số nước có người Việt làm ăn, sinh sống. 

Nhìn vào thực tế, trước thời kỳ đổi mới (1986), Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam của người Việt chưa được nhìn nhận đúng đắn về giá trị và không được thực hành một cách đầy đủ. Nhờ có Pháp lệnh về tín ngưỡng và tôn giáo (2004), Luật Di sản văn hóa (2001 sửa đổi 2009), Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam đã được Chính phủ quan tâm bảo tồn và phát huy. Công văn của Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo chính phủ) về “hoạt động thờ Mẫu” số 995/TGCP-TGK ngày 28/10/2013 gửi Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đánh giá những giá trị cơ bản của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và đề xuất một số biện pháp bảo tồn. 

Cũng nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa từ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã được nhận thức sâu sắc hơn, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của một bộ phận dân chúng, góp phần xây đắp thêm cho đời sống văn hóa xã hội ngày một sinh động, làm nên sợi dây vô hình đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh yếu tố tích cực thì cũng đã xuất hiện những biến tướng trong các lễ nghi của tín ngưỡng, hoặc một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng những giá trị của di sản văn hóa này, phát sinh những hoạt động mang tính lệch chuẩn… 

nguoinghe.vn

Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển phát biểu chỉ đạo chương trình liên hoan.

Ngoài ra, một số bộ phận quản lý Nhà nước về văn hóa ở địa phương chưa nhận thức đầy đủ giá trị của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, tiến hành ngăn cấm, hạn chế việc tổ chức các hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng một cách tự phát, dẫn đến nguy cơ tác động tiêu cực vào di sản, cản trở hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị mang bản sắc dân tộc trong đời sống văn hóa xã hội nói chung. Thực tế đó đã và đang gây ra những ảnh hưởng không đáng có đến quá trình thực hiện Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt do Thủ tướng Chính phủ ký cam kết với UNESCO sau khi di sản được vinh danh vào năm 2016.

Xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của các nghệ nhân, đồng thầy, đạo quan, các nhà hoạt động tâm linh trong cả nước, được sự cho phép của UBND huyện Hưng Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hoá Quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển đã phối hợp với Ban quản lý di tích Đền Ông Hoàng Mười đã tổ chức chương trình trên.

Liên hoan cũng là dịp để các nghệ nhân hát văn, thanh đồng, các nhóm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, quảng bá về giá trị văn hoá nâng cao đời sống tinh thần, cũng như để công chúng có một cách nhìn đúng về loại hình nghệ thuật dân gian đa ngành truyền thống của người Việt, hội tụ nhiều giá trị văn hoá khác nhau này.

Bên cạnh đó, chương trình liên hoan sẽ đưa công chúng tiếp cận với nghi thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, thông qua việc kết hợp một cách nghệ thuật các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian.

Địa điểm tổ chức liên hoan năm nay, Ban tổ chức đã chọn là đền Ông Hoàng Mười thuộc xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An). Đây là địa điểm du lịch tâm linh chứa nhiều giá trị văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, là nơi thờ Ông Hoàng Mười và các vị thần thuộc hệ thống đạo Mẫu phủ của Việt Nam. Nét đặc sắc của lễ hội là các hoạt động gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là diễn xướng nghi lễ hầu đồng.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận vào năm 2016. Điều này một lần nữa khẳng định những giá trị không thể phủ nhận của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống của người Việt. 

Đối với người dân Việt Nam, đạo Mẫu là niềm tin thiêng liêng, là sức mạnh gắn kết cộng đồng, là điểm tựa tinh thần dân tộc giúp vượt qua mọi khó khăn, thách thức của lịch sử để tồn tại và phát triển. Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ thể hiện rất rõ truyền thống uống nước nhớ nguồn, chủ nghĩa yêu nước được tâm linh hóa, ý thức về sự giao lưu văn hóa và mối quan hệ bình đẳng, gắn bó giữa các dân tộc.

nguoinghe.vn

 

nguoinghe.vn

Ban Tổ chức tặng hoa và Giấy khen cho Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Lương Nguyên mở đầu buổi khai mạc liên hoan.

Chương trình Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt tại Đền Ông Hoàng Mười nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống văn hoá, giới thiệu quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế những giá trị tinh hoa văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Phát biểu chỉ đạo chương trình liên hoan, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển khẳng định: Liên hoan lần này nhằm góp phần thực hiện Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị phi vật thể Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo. Đồng thời đây là cơ hội để huyện Hưng Nguyên có dịp quảng bá tới đông đảo nghệ nhân, đồng thầy, các nhà tâm linh trong cả nước biết đến, góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị di sản tại đền Ông Hoàng Mười.

nguoinghe.vn

 

nguoinghe.vn

Ban tổ chức tặng hoa và Giấy khen cho Nghệ nhân Đoàn Văn Bắc

Ngoài ra, theo Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển Nguyễn Thị Hoa thì: Ngày 1/12/ 2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân. Nghi lễ chính, trung tâm của Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ Lên đồng - được hiểu là một hình thức diễn xướng dân gian, thể hiện đức tin về sự giáng/nhập của các vị thần trong điện thần của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ. Các giá đồng bao gồm hát văn, trang phục, múa thiêng được kết hợp một cách hài hòa, thể hiện sự giáng đồng của các vị thánh mang tính tâm linh và biểu tượng. Tín ngưỡng thờ mẫu được sinh ra từ lòng dân tộc, được nhân dân, trong đó các nghệ nhân, thanh đồng có mặt tại đây nuôi dưỡng, bảo vệ và phát huy. 

“Tôi tin rằng các nghệ nhân, thanh đồng, các nhà hoạt động tâm linh, các thủ nhang sẽ đem hết tâm tài để thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, thể hiện rõ tính thiêng, vẻ đẹp, sự lôi cuốn đúng với nguyên bản của tín ngưỡng này”, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoa nhấn mạnh.

Sau lễ khai mạc đã diễn ra các tiết mục Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt của các nghệ nhân, thanh đồng trong tỉnh Nghệ An và các tỉnh trong cả nước. Sau mỗi tiết mục, đại diện Ban tổ chức cũng đã trao Giấy Khen và hoa cho các Nghệ nhân, Thanh đồng...

nguoinghe.vn

Nghệ nhân Ngô Quang Đạo trong một giá hầu

z6044774852704-002e32962bbd4dcfcfc6751bd1189b7c-1731925995-1731972887.jpg

 

nguoinghe.vn

Các Nghệ nhân chụp ảnh lưu niệm tại Liên hoan

“Hướng về cội nguồn tổ tiên và tri ân các vị thánh nhân đất Việt”

Tại lễ khai mạc liên hoan, nhà báo Nguyễn Danh Hòa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển, Tổng Thư ký Toà soạn Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển cũng đã thông qua Quy chế chương trình liên hoan. Theo đó, Văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu tam Phủ của người Việt đã được Unesco công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Vì vậy trong mỗi giá đồng mà các thanh đồng, nghệ nhân sẽ loan giá tại Liên hoan sẽ là các câu chuyện về các vị thánh nhân, các ông hoàng bà chúa lúc sinh thời là những người đức độ tài giỏi có công với dân với nước, được hầu bóng của các vị là niềm tự hào vinh dự của mỗi thanh đồng, nghệ nhân.

Mục đích giá trị sâu xa ở đây chính là hướng về cội nguồn tổ tiên và tri ân các vị thánh nhân đất Việt, như những bậc Anh hùng có công xây dựng đất nước trong văn hóa dân gian. Do đó mỗi thanh đồng khi tham gia Liên hoan tại đây phải đặc biệt chú trọng đến việc gìn giữ nét đẹp và chuẩn mực trong mỗi giá hầu, các lễ nghi. Đảm bảo sự tôn nghiêm thành kính thể hiện giá trị tinh thần và ca ngợi công ơn của các bậc hiền tài. 

Trong khi thực hành tín ngưỡng thờ mẫu các nghệ nhân, thanh đồng không được lạm dụng để phán truyền nhảm nhí. Không được tung tiền, không say đồng, múa hoặc quá thời gian quy định, ảnh hưởng đến thời gian quy định do Ban Tổ chức đề ra.