Gần tết, người dân xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) lại tất bật ra đồng thu hoạch mía về làm mật.
 

 
Cánh đồng mía xóm 3, xã Thọ Điền những ngày này luôn nhộn nhịp người dân thu hoạch mía và tiếp tục sản xuất vụ mới. Vùng này, mía được người dân ép lấy mật quanh năm nhưng dịp này thường náo nhiệt nhất bởi nhu cầu mật mía vào cuối năm tăng cao, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.


 
Vùng này, mía được người dân ép lấy mật quanh năm nhưng dịp này thường náo nhiệt nhất bởi nhu cầu mật mía vào cuối năm tăng cao, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.


 
Mặc dù sản lượng chưa nhiều nhưng nghề làm mật mía xã Thọ Điền đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương. 


 
Theo người dân, thời tiết càng khô hanh thì lượng đường trong mía càng nhiều hơn và trải đều từ gốc đến ngọn. Mía đủ độ chín, thân mía lên màu vàng óng, người dân thu hoạch rồi được kết thành từng bó lớn để thuận tiện trong việc đưa mía vào lò ép.


 
Phần gốc được kết thành từng bó để ép lấy mật, lá cho gia súc ăn, còn phần ngọn làm giống cho vụ tới.


 
Trước khi đưa vào máy ép, mía sẽ được rửa sạch, đánh bớt vỏ và chặt ra từng khúc ngắn khoảng 50-60cm. Mía được ép nhiều lần để vắt kiệt nước.


 
Phần xác sau khi ép sẽ được phơi khô để làm chất đốt


 
Công đoạn ép mía trước đây được làm thủ công, chủ yếu là dùng sức trâu, bò để kéo nên năng suất kém hơn. Nhiều năm lại nay người dân Thọ Điền đã đầu tư máy móc hiện đại, đảm bảo năng suất hơn.


 
Sau khi ép mía, phần nước sẽ được thu về để lắng, lọc cặn rồi đem vào lò nấu mật.

 
Trong thời gian đun sôi nước mía, người ta sử dụng những chiếc vợt có lưới bằng vải màn hoặc dùng muỗng lớn có tay cầm để liên tục vớt bỏ lớp váng. Sau khoảng 4-5 giờ nấu liên tục, phần nước đặc sánh có màu vàng đậm, vị thơm ngọt còn lại trong chảo chính là thành phẩm mật đạt tiêu chuẩn.


 
Trong toàn bộ quá trình nấu, công đoạn “keo mật” là phức tạp và mất thời gian nhất. Bởi khi đó, người nấu phải liên tục đảo mật sao cho mật trong chảo được trộn đều. Trong thời gian này, người nấu phải đảm bảo lửa trong lò cháy lớn và đều.


 
Bà Nguyễn Thị Hương cho biết, gia đình bà trồng một sào mía, mỗi năm cho thu được khoảng 300 - 400 lít mật, giá bán hiện nay dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/lít. Mật sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.


 
Sau khi thu hoạch, người dân tiếp tục dùng phần ngọn để sản xuất vụ mới.


 
Hiện toàn xã Thọ Điền có 17hecta trồng mía với khoảng 100 hộ dân tham gia sản xuất. Mía chủ yếu được trồng ở các thôn như thôn 2, 3, 5, 7...


 
Mặc dù sản lượng chưa nhiều nhưng nghề làm mật mía xã Thọ Điền đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.


 
Theo ông Nguyễn Đăng Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho biết:  Nghề làm mật mía của địa phương có tuổi đời khá lâu. Trước đây, người dân chỉ trồng nhỏ lẻ, thậm chí có thời điểm họ chặt bỏ cây mía để trồng giống cây khác. Tuy nhiên, thời gian gần đây mật mía có gia cao, người dân tiếp tục quay lại phát triển giống cây này".