Trước đó, ngày 22/2, em Trần Trung Quyền, hiện đang học lớp 4, trường tiểu học Sơn Hồng bị nhiễm COVID-19. Sau 10 ngày (2/3), em Quyền xét nghiệm tét nhanh cho kết quả âm tính với COVID-19. Những tưởng em sẽ bình phục và đi học bình thường như các bạn cùng trang lứa nhưng tai họa lại ấp đến khi những ngày sau đó Quyền tiếp tục mệt mỏi, ho, nóng sốt, đau bụng …. mà không đỡ. Gia đình đưa cháu đi khám từ bệnh viện tuyến huyện không đỡ nên chuyển tuyến trên để điều trị. Tại khoa chống độc, bệnh viên Nhi (Nghệ An), các bác sĩ đã kết luận cháu Quyền bị viêm đa hệ (MIS-C) do hậu COVID-19.

8c84bce14652890cd043-1648427437.jpg
Để cứu lấy tính mạng em Quyền gia đình em cần trên 100 triệu đồng để điều trị. (Ảnh: Em Quyền đang điều trị tại khoa chống độc bệnh viên NHi - Nghệ An)

Chị Lê Thị Len, mẹ cháu Quyền nghẹn lòng chia sẻ: "Cả nhà em ai cũng mắc bệnh COVID-19. Riêng cháu Quyền là bị mắc hậu COVID-19 chuyển biến nặng phải điều trị dài ngày. Hiện nay để cứu lấy mạng sống của cháu thì cần thiết phải điều trị thuốc hết sức tốn kém".

“Nhà nghèo, toàn bộ tài sản của gia đình đã dành dụm điều trị COVID-19 cho cả nhà. Giờ cháu Quyền bị hậu COVID nặng, chúng tôi không biết lấy tiền đâu để mà mua thuốc cứu lấy tính mạng của con”, chị En nói trong nức nở.

Được biết, để cứu lấy mạng sống của em Quyền tiền thuốc điều trị cũng phải cả trăm triệu đồng.

Ông Nguyễn Khánh Hòa, Chủ tịch UBND xã Sơn Hồng cho biết: “Gia đình chị Len thuộc diện hộ cận nghèo của xã. Cuộc sống kinh tế khó khăn, đến nay cháu Quyền bị hậu COVID chuyển biến nặng. Cũng tội nghiệp vì cả gia đình đều mắc COVID. Qua đây chúng tôi cũng mong muốn các tổ chức đoàn thể, cá nhân chung tay ủng hộ giúp đỡ cho gia đình cháu có điều kiện mua thuốc điều trị cho cháu”.

Hội chứng viêm đa hệ cơ quan ở trẻ em (MIS-C) là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng, có nguy cơ dẫn đến tử vong, thường xảy ra từ 2 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan tiêu hóa... có thể bị tổn thương. Các dấu hiệu, triệu chứng phụ thuộc vào vùng nào trên cơ thể bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ mắc khá thấp. Ở Mỹ, khoảng 3.000-4.000 trẻ nhiễm nCoV thì có một trẻ bị MIS-C. Tại Việt Nam cũng như nước các nước châu Á, hiện chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống. 

Bộ Y tế vào tháng 2 đã đưa MIS-C vào phác đồ điều trị hậu Covid, do tính chất nguy hiểm của nó với trẻ em.

Khi xác định MIS-C, bác sĩ đánh giá mức độ bệnh của bệnh nhân, hội chẩn chuyên khoa hồi sức, truyền nhiễm, miễn dịch để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, nguy kịch, được điều trị hồi sức, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc chống viêm, thuốc điều hòa miễn dịch như corticoids, immunoglobuline đường tĩnh mạch để làm giảm quá trình viêm ở mạch máu, tim... tùy bệnh lý. Trẻ cũng có thể được điều trị với thuốc Aspirin liều thấp hoặc thuốc chống đông để giảm nguy cơ đông máu và tắc mạch./.