Những hạt rừng nhỏ chỉ bằng chiếc đũa hay ngón tay nhưng rất cứng buộc phải dùng đến dao, búa mới cạy ra được lại trở thành món ăn ngon của người dân vùng cao xứ Nghệ.
Những loài cây mọc tự nhiên bên các khe suối, núi rừng miền Tây như sấu, chà uốm... lâu nay với bà con vùng cao là món ăn thơm ngon trong những ngày Thu se lạnh. Ảnh: Đào Thọ
Thời điểm cuối Thu, những quả sấu rụng xuống đầy quanh gốc cũng là lúc người dân nhặt nhạnh về lấy hạt để chế biến món ăn. Ảnh: Đào Thọ
Khi mang về, lớp thịt của quả sấu được bóc ra rồi đem hạt phơi trên gác bếp cho thật khô giòn. Lớp vỏ của hạt sấu rất cứng, tuy nhiên, theo ông Vi Văn Hướng ở bản Con Mương (xã Lưu Kiền - Tương Dương) thì hạt sấu có 2 mắt, phải lấy dao chặt mới lấy được nhân phía trong ra. Việc lấy nhân hạt sấu cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, bởi mỗi hạt chỉ chứa nhân nhỏ, nếu không cẩn thận sẽ làm nhân vỡ nát. Ảnh: Đào Thọ
Sau khi sàng sảy, từng nhân nhỏ rơi ra khỏi lớp vỏ cứng. Đây là thức ăn quen thuộc của người dân vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ
Không chỉ hạt sấu, thời điểm cuối thu cũng là lúc người dân ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn nhặt hạt chà uốm (hạt một loại cây thân gỗ mọc trên các vùng rừng rậm) về phơi khô làm món ăn. Ảnh: Đào Thọ
Hạt chà uốm có lớp vỏ ngoài rất cứng, muốn lấy được nhân phía trong buộc phải dùng lực tác động mạnh. Ảnh: Đào Thọ
Những chiếc chày, búa là dụng cụ quen thuộc để đập vỡ hạt chà uốm. Ảnh: Đào Thọ