Theo thông tin đăng tải, anh Vương, năm nay 47 tuổi, làm việc tại công trường xây dựng ở Trùng Khánh, Trung Quốc.

Cách đây không lâu, cơ thể anh Vương mệt mỏi rồi bất ngờ sưng tấy, lúc đầu anh Vương nghĩ rằng mình uống rượu quá nhiều nên không để ý.

Thế nhưng không ngờ, những vết sưng trên cơ thể càng ngày càng trầm trọng hơn. Vài ngày trước, thắt lưng của anh Vương bắt đầu yếu dần, đau đớn, anh Vương không chịu nổi nên gục xuống, được các công nhân khác gọi cấp cứu rồi đưa đến bệnh viện.

Xem xét kỹ hơn, bác sĩ phát hiện mức axit uric của anh Vương đã đạt đến 940 micromole/lít và có xu hướng tăng lên bất thường. Cuối cùng, anh Vương được chẩn đoán là bị suy thận.

Khi tâm trạng của anh Vương ổn định, bác sĩ hỏi thăm cặn kẽ thói quen sinh hoạt và phát hiện căn nguyên căn bệnh suy thận của anh Vương liên quan đến chiếc bình giữ nhiệt mà anh sử dụng hàng ngày.

dung-binh-giu-nhiet-kieu-nay-nguoi-dan-ong-suy-than-1666660000.jpg
 Ảnh minh hoạ.

Theo anh Vương, lúc đầu anh không thích uống nước, nhưng từ khi biết mình có chỉ số axit uric cao, anh đã hình thành thói quen mang theo bình giữ nhiệt bên mình, một ngày vài lần ra quán nước ven đường mua trà uống.

Thế nhưng anh Vương không hề biết rằng, chức năng thận của mình đã bị tổn thương và "ngòi nổ" dẫn đến suy thận chính là chiếc bình giữ nhiệt kém chất lượng anh mua do ham giá rẻ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều bình giữ nhiệt được làm bằng vật liệu inox công nghiệp giá thành rẻ, chất lượng thấp. Nếu sử dụng bình giữ nhiệt này lâu ngày sẽ gây hại cho thận. Một khi thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu ngày càng trầm trọng hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Phải hiểu rằng, axit uric cao lâu ngày sẽ gây áp lực ngày càng lớn cho thận và cơ thể, nếu cơ thể có 3 biểu hiện sau thì đa số đều đã suy thận. Bạn kiểm tra xem nhé.

Phù nề

Nếu vượt quá tiêu chuẩn axit uric trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Lúc này, một lượng nước tích tụ trong cơ thể con người không thể chuyển hóa kịp qua thận, toàn thân xảy ra hiện tượng phù nề, thường gặp ở mí mắt, mắt cá chân, bắp chân,… khi bệnh nặng, có thể bị phù toàn thân.

dung-binh-giu-nhiet-kieu-nay-nguoi-dan-ong-suy-than-hinh-2-1666660033.jpeg
  Ảnh minh hoạ.

Đau lưng dưới

Nếu axit uric vượt quá tiêu chuẩn, đau thắt lưng dưới là hiện tượng xảy ra liên tục, sẽ ảnh hưởng đến thận. Với hàm lượng axit uric cao, các tinh thể urat sẽ lắng đọng trong thận, dẫn đến xuất hiện các bệnh như sỏi thận, từ đó dẫn đến đau thắt lưng. Khi ngủ vào ban đêm, máu lưu thông chậm, các tinh thể urat kết tủa nhiều hơn, tình trạng đau thắt lưng nghiêm trọng hơn.

Bài tiết bất thường

Nếu nồng độ axit uric quá cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và giảm khả năng chuyển hóa protein, dẫn đến mất một lượng lớn protein trong nước tiểu, dẫn đến protein niệu. Ngoài ra, sau khi thận bị tổn thương, lượng nước tiểu và số lần đi tiểu sẽ thay đổi, xuất hiện các triệu chứng như thiểu niệu, vô niệu, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu máu./.