1. Đền ông Hoàng Mười ở đâu? thờ ai?
Đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An hay Hà Tĩnh là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Nghệ ngữ xin giải đáp ngay là ngôi đền này ở cả Nghệ An và Hà Tĩnh, cả hai nơi đều thờ chung một vị là quan Hoàng Mười.
Ông Hoàng Mười là tên gọi khác của ông Mười, quan Hoàng Mười. Theo truyền thuyết, ông Hoàng Mười là quan trên thiên đình nhận lệnh vua cha giáng trần đề giúp người dân.
- Hội thảo khoa học “Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam - định hướng chiến lược phát triển văn hóa tỉnh Nghệ An đến năm 2030” sẽ được tổ chức vào tháng 12/2023
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thu, quản lý và sử dụng các khoản thu trong cơ sở giáo dục
- Số phận văn hóa và kinh tế của phim “Đất rừng phương Nam”
Về lai lịch, hiện có khá nhiều dị bản khác nhau. Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất là ông Hoàng Mười đầu thai thành tướng Nguyễn Xí - vị tướng tài giỏi dưới thời vua Lê Thái Tổ. Trong thời gian làm quan này ông Hoàng Mười có công lớn trong việc đuổi giặc Minh, sau đó được trấn giữ đất Nghệ Tĩnh. Tại quê nhà xứ Nghệ, ông Hoàng Mười nổi tiếng là người khoan dung, độ lượng, hết lòng chăm lo cho nhân dân.
Chuyện kể rằng, một lần xảy ra trận cuồng phong lớn khiến nhà cửa dân bị đổ nát, ông cùng lính vào rừng đốn gỗ về dựng lại nhà giúp nhân dân. Trong một lần đi thuyền trên sông dưới núi Hồng Lĩnh, thuyền chở ông Hoàng Mười bị chìm, ông đã hóa trên dòng sông Lam. Người dân ở đây thương tiếc đã lập đền thờ nhớ công lao, tài năng của ông cho hậu thế.
Theo nhiều giả thuyết thì đền thờ ông Hoàng Mười ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh là nơi xác của ông trôi dạt vào, nằm ngay sát bờ sông Lam. Còn đền bên Hưng Nguyên thuộc Nghệ An là nơi chôn cất ông Hoàng Mười. Cho nên người dân cho rằng đi lễ ông Hoàng Mười phải đến cả hai đền là vậy.
2. Đi đền quan Hoàng mười cầu gì?
Đền ông Hoàng Mười ở Nghệ Tĩnh được biết đến là ngôi đền cổ rất linh thiêng. Theo nhiều du khách thì đây chính là địa chỉ tâm linh cầu được ước thấy. Vậy khi đi lễ đền quan Hoàng Mười nên cầu gì? Nghệ ngữ sẽ gợi ý đến bạn nhé.
2.1. Đi đền ông Mười cầu sự nghiệp, công danh
Quan Hoàng Mười là vị tướng tài ba, thông minh, uyên bác và lập được rất nhiều chiến công nên được xem là vị thần mang lại may mắn cho những ai cầu sự nghiệp công danh.
Vì thế, nếu du khách đang ở giai đoạn xây dựng sự nghiệp, thi cử, đầu tư kinh doanh... thì có thể đến đền ông Mười (ở cả 2 nơi) để cầu mong sự nghiệp hanh thông nhé.
2.2. Đi đền quan Hoàng Mười cầu tài, cầu lộc
Tương truyền, quan Hoàng Mười trước khi về trời để lại rất nhiều của cải và được dùng để ban phát cho người dân. Sau khi ông mất, người dân lập đền thờ và cho biết rằng nhiều lần ông hiển linh để bạn tài lộc cho dân chúng.
Thậm chí, còn có người cho rằng được quan Hoàng Mười báo mộng, chỉ đường làm ăn, tạo ra nhiều của cải, tài lộc. Vì thế mà rất nhiều người đến đây để cầu tài, cầy lộc - đặc biệt với những ai muốn kinh doanh gặp nhiều thuận lợi.
2.3. Đi đền thờ ông Hoàng Mười cầu sức khỏe, bình an
Ngoài cầu danh, cầu tài lộc thì nhiều du khách thập phương còn đến đền ông Hoàng Mười Nghệ An, Hà Tĩnh để cầu sức khỏe, cầu bình an. Theo nhiều du khách, sau khi đến ngôi đền thiêng này, họ thấy tâm bình an hơn, gia đạo thuận hòa, chuyện dữ hóa lành...
3. Khám phá nét kiến trúc đền thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An
Như vậy chúng ta đã biết có 2 đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong đó, đền thờ quan Hoàng Mười ở Nghệ An được xem là đền thờ chính (nơi có lăng mộ của ông).
Theo sử sách, đền thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An được xây dựng từ thời Hậu Lê. Trải qua hàng trăm năm lịch sử ngôi đền này đã hư hỏng nhiều. Đến năm 1995, tỉnh Nghệ An bắt đầu phục dựng, tôn tạo và ngôi đền này trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng ở xứ Nghệ.
Kết cấu ngôi đền này gồm: tam quan, đài trung thiên, tắc môn, lầu cậu, lầu cô. Bên trong đền vẫn còn lưu giữ hệ thống tượng pháp, 21 đạo sắc phong và các bản thần tích chữ Hán.
Về tổng quát, khu đền quan Hoàng Mười Nghệ An có Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Toàn bộ khu đền mang kiến trúc thời Nguyễn với các vật liệu bằng gỗ, sơn son được chạm trổ long, lân, quy phụng công phu, độc đáo.
4. Hướng dẫn cách sắm lễ, bài khấn ông Hoàng Mười
Bạn đọc có thể đi lễ đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An hoặc Hà Tĩnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đi lễ cả hai đền vì cả hai nơi đều thờ vị quan được người dân vô cùng kính yêu này. Sau đây là cách sắm lễ, bài khấn và hướng dẫn đi lễ đền thờ này nhé.
4.1. Đi lễ ông Hoàng Mười vào ngày nào?
Đền ông Hoàng Mười mở cửa vào tất cả các ngày trong năm, kể cả lễ tết. Vì thế bạn đọc có thể đến lễ 2 ngôi đền này vào bất kỳ thời điểm nào.
Tuy nhiên, theo người dân ở đây là thời điểm quan Hoàng Mười hiển linh là 2 ngày: Ngày giỗ ông vào ngày 10/10 (âm lịch) và ngày Lễ hội rước sắc vào ngày 14/3 (âm). Ngoài ra, vào ngày mồng 1, 15 âm lịch hàng tháng cũng là thời điểm linh thiêng nên đi lễ.
4.2. Hướng dẫn cách sắm lễ quan Hoàng Mười
Khi đi lễ ông Hoàng Mười du khách có thể chuẩn bị mâm lễ đơn giản gồm hương, hoa, trà quả... với tâm thành kính là chính. Tuy nhiên, nếu có điều kiện hơn thì du khách có thể sắm lễ vật như sau:
Trầu cau, rượu (1 chai), nước lọc (1 chai)
Bánh chưng
Hoa tươi
Gà trống nguyên con, chân giò luộc, heo quay
Mâm xôi trắng, xôi gấc
Đèn nhang hương thơm
Tiền chẵn
Mâm tiền quan, sớ điệp
Mâm vàng quang màu vàng 5 dây
Ngoài ra, khi đến đền ông Hoàng Mười đi lễ thì du khách nên sắm thêm mâm lễ cho quan ngũ hổ gồm có:
1 dây vàng trắng
1 chai rượu
Giấy tờ tiền vàng
Đèn nhang thơm
Tiền công đức
1 dĩa muối
1 dĩa gạo
5 quả trứng rửa sạch
1 bó hoa tươi (hoa sen, hoa hồng, hoa cúc vàng)
4.3. Văn khấn ông Hoàng Mười chi tiết
Nếu đi đến đền thờ quan Hoàng Mười mà chưa biết khấn vái sao thì bạn đọc có thể tham khảo bài khấn sau nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần)
Con xin cúi đầu lạy chín phương trời, mười phương đất, chư phật mười phương.
Con xin cúi đầu lạy toàn thể chư Phật, chư Tiên, chư Thánh.
Con xin cúi đầu lạy Ông Hoàng Mười tối linh.
Con họ tên là (nếu đủ họ và tên) hiện đang ngụ tại (địa chỉ nơi đang sống). Hôm nay là ngày (cả ngày âm lịch và dương lịch), nay con về đền Ông có chút cơi trầu, bát nước thanh bông, hương hoa, trái cây, trà quả, gà luộc,… Con xin dâng lên Ông Hoàng Mười, chư tiên, chư thánh, cảm tạ công đức các Ngài.
Hôm nay con đến đây với tất cả tấm lòng thành kính. Xin các ngài phù hộ độ trì cho gia đình chúng con các việc (nêu rõ việc cầu nguyện cụ thể ra). Con xin cảm tạ ơn đức của Ông Quan Hoàng Mười linh thiêng cùng các chư Phật, chư Tiên, chư Thánh.
Nam Mô A Di Đà Phật
5. Hướng dẫn đường đi đến đền thờ ông Hoàng Mười
Với du khách ngoài tỉnh, để đi lễ cả 2 đền ông Hoàng Mười thì có thể tham khảo hướng dẫn sau nhé:
Đường đi đền thờ quan Hoàng Mười ở Nghệ An: Đi từ TP Vinh > Quốc lộ 46 đi khoảng 20km > ngã tư cầu Vĩnh Tân, rẽ trái đi tiếp theo đường QL46A > Tiếp tục đi thêm khoảng 4km, đến ngã ba, rẽ trái vào đường tỉnh 532 và đi thêm 5km nữa> Đến ngã tư, rẽ phải vào đường tỉnh lộ 529 rồi đi thẳng khoảng 6 km là đến nơi.
Đường đi đền đèn thờ ông Hoàng Mười Hà Tĩnh: Từ đền thờ quan Hoàng Mười ở Nghệ An bạn chạy qua cầu Bến Thủy 2. Sau đó, quẹo phải sang QL1A đi dọc theo bờ sông Lam, và đi thẳng thêm 7km là đến nơi.
6. Một số lưu ý khi đến đền thờ ông Hoàng Mười
Đền ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An là ngôi đền linh thiêng. Vì thế khi đến đây bạn đọc nhớ chấp hành đúng quy định như sau nhé:
Mặc trang phục kín đáo, lịch sự
Nên đi giày, dép đế bằng, hạn chế đi giày cao gót
Tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ rung
Giữ tâm trong sáng, nhẹ nhàng
Đi vào đền thờ bằng cửa quan bên phải và đi ra bằng cửa không bên trái
Không hút thuốc, không nói to, không nói tục, không chạm vào các tượng thờ
Đỗ xe đúng quy định
Ở trên là thông tin chi tiết về đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Bạn đọc cần nhớ hai ngôi đền này đều thờ chung một vị nên tốt nhất hãy đi lễ cả hai đền cùng lúc nhé.